Thứ Ba, 9 tháng 7, 2013

BANG THANH TICH VOVINAM KE SACH NAM 2013

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
---Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BẢNG BÁO CÁO THÀNH TÍCH
GIẢI VÔ ĐỊCH VOVINAM TỈNH SÓC TRĂNG
NĂM 2013

Kính gởi:        Kính gởi Trung Tâm VH-TT huyện Kế Sách.

Tôi tên: Huỳnh Ngọc Hổ là Trưởng Đoàn VOVINAM Việt Võ Đạo huyện Kế Sách.
Qua 4 ngày tranh tài với các đơn vị bạn tranh  8/19 giải thưởng như:
1.     bài Song luyện số 1 nam;
2.     bài Long Hổ Quyền đơn luyện nữ;
3.     bài Tứ Trụ quyền đơn luyện nam;
4.     đối kháng các hạng cân 42kg nữ và các hạng cân; 45; 51; 54 và 57kg nam., Đoàn VOVINAM Kế Sách tham dự 12 nội dung và đã đạt được những thành tích sau:
NỘI DUNG THI ĐỐI KHÁNG NỮ:
Số
Họ và Tên
Đơn vị
Nội dung thi
Kết quả
1
Ngô Thanh Huệ
KS
Đối kháng 36 kg nữ
Giải III
NỘI DUNG THI ĐỐI KHÁNG NAM HẠNG CÂN:
Số
Họ và Tên
Đơn vị
Nội dung thi
Kết quả
1
Đinh Hữu Trung
KS
Đối kháng 51 kg nam
Giải II
2
Nguyễn Minh Trí

Đối kháng 54 kg nam
Giải III
3
Lê Kim Lý

Đối kháng 57 kg nam
Giải III
NỘI DUNG SONG LUYỆN SỐ 1 NAM:
Số
Họ và Tên
Đơn vị
Nội dung thi
Kết quả
1
Nguyễn Minh Trí
KS
song luyện số 1
Giải II
2
Tô Hữu Nhân
                                                    



Kế Sách, ngày 10tháng 7 năm 2013.
TM đoàn VOVINAM Kế Sách





Huỳnh Ngọc Hổ

Thứ Bảy, 6 tháng 7, 2013

DANH SÁCH ĐOÀN DỰ GIẢI VÔ ĐỊCH VOVINAM TINH SÓC TRĂNG NAM 2013

DANH SÁCH ĐOÀN THAM DỰ GIẢI VÔ ĐỊCH
VOVINAM TỈNH SÓC TRĂNG NĂM 2013
(TỪ NGÀY 06/7 ĐẾN NGÀY 12/7/2013, TẠI HUYỆN MỸ TÚ)
-         Đơn vị: VOVINAM huyện Kế Sách.

STT
HỌ VÀ TÊN
NĂM SINH
CHỨC VỤ
GHI CHÚ
NAM
NỮ
1
Huỳnh Ngọc Hổ
1978

Trưởng đoàn

2
Phạm Hoàng Vũ
1982

HLV

3
Nguyễn Hải Đăng
1981

Săn sóc viên

4
Ngô Thanh Huệ

1999
VĐV

5
Kim Thị Ngọc Nương

1995
VĐV

6
Đỗ Thị Hồng Đoan

1989
VĐV

7
Hồ Hoang Vẹn
2000

VĐV

8
Tô Hữu Nhân
1998

VĐV

9
Dương Hồng Phong
1995

VĐV

10
Thạch Minh Phú
1998

VĐV

11
Đinh Hữu Trung
1998

VĐV

12
Nguyễn Minh Trí
1997

VĐV

13
Lê Minh Lý
1998

VĐV

14
Trần Quốc Điền
1998

VĐV

15
Trương Châu Thiếu Lăng
1988

VĐV

16
Châu Đức Văn
1989

VĐV





Xác nhận của Trung tâm TDTT huyện Kế Sách



Kế Sách, ngày 20 tháng 6 năm 2013.
Người viết đơn





Huỳnh Ngọc Hổ

Thứ Ba, 4 tháng 6, 2013

Nguyên nhân gây đau cơ khớp trong tập luyện võ thuật

Hưng Huỳnh

Được chia sẻ một cách riêng tư  -  Hôm qua 14:56
 "  Nguyên nhân gây đau cơ khớp trong tập luyện võ thuật "

Ngoại trừ những nguyên nhân do bệnh lý thì sáu yếu tố dưới đây là những nguyên nhân chính gây ra đau cơ, khớp cho võ sinh:

 (1) Không khởi động đầy đủ và đúng cách.

 (2) Thời gian tập luyện quá dài hoặc quá thường xuyên,

 (3) Lượng vận động quá nặng.

 (4) Quá ít thời gian hồi phục cho các khớp xương, dây  chằng, cơ bắp,

 (5) Tập luyện những kỹ thuật phản khoa học.

 (6) không bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng.



Khởi động không đầy đủ và đúng cách là nguyên nhân hàng đầu gây đau cơ khớp ở võ sinh. Ở nhiều võ đường, võ sư chỉ hướng dẫn cho võ sinh đứng ngoáy cổ ngoáy tay, ngoáy hông ép, dẻo dăm mười phút là xong.

Rất nhiều võ phái sở hữu những bài khởi động khác nhau mang nặng đặc thù của bản môn.

Khó có thể định nghĩa một bài khởi động nào là hoàn hảo bởi vì nó liên quan chặt chẽ tới yếu tố phù hợp với cá nhân người tập. Tuy nhiên, nhìn chung nó phải là bài đạt được những tiêu chí sau:



Tăng nhiệt độ cơ bắp - Khi cơ bắp được làm nóng sẽ co một cách mạnh mẽ hơn và thả lỏng một cách nhanh chóng hơn. Ngoài ra, khả năng rách cơ được giảm thiểu.

Tăng nhiệt độ cơ thể - Làm tăng độ đàn hồi cơ bắp. làm giãn mạch máu và do đó tăng lưu lượng máu.

Nâng cao hiệu quả làm mát - Bằng cách kích hoạt các cơ chế tản nhiệt tự nhiên trong cơ thể (mồ hôi) võ sĩ có thể làm mát cơ thể hiệu quả và giúp tránh bị quá nóng trong luyện tập hay thi đấu.

Tăng Nhiệt độ của máu - Nhiệt độ máu chỉ tăng khi nó được bơm qua các cơ bắp đã được làm nóng, và khi nhiệt độ máu tăng, lượng oxy nó có thể giữ bị giảm đi. Điều này đồng nghĩa với việc một lượng lớn oxy được cung cấp tới các cơ bắp, do đó nâng cao độ bền và hiệu suất và trương lực cơ.

Thay đổi nội tiết tố - Cơ thể  sản xuất các hormone khác nhau và có trách nhiệm điều tiết sản xuất năng lượng. Trong quá trình khởi động sẽ tạo kích thích tố làm cho nhiều Carbohydrate và axit béo được sãn xuất để biến đổi thành năng lượng vận động.

Chuẩn bị tinh thần – Khởi động cũng là một phương cách tốt để chuẩn bị tinh thần cho một buổi luyện tập cũng như thi đấu. Nó xóa đi những âu lo đời thường, tăng cường tập trung của võ sĩ.



Những yếu tố còn lại như:



(2) Thời gian tập luyện quá dài hoặc quá thường xuyên.

(3) Lượng vận động quá nặng.

(4) Quá ít thời gian hồi phục cho các khớp xương, dây chằng, cơ bắp,



 Là những yếu tố mang nặng tính cá nhân hay nói theo chuyên ngành thể thao là “phân biệt đối xử”: Với cùng một lượng vận động thì cá nhân này coi là nhẹ, còn cá nhân kia thì nặng; Với cùng một thời gian thả lỏng thì võ sĩ A hồi phục 100% còn võ sĩ B vẫn chưa phục hồi hoàn toàn được.

Sự phân phối lượng vận động, thời gian và cường độ vận động cũng như thời gian hồi phục hoàn toàn cho võ sinh phải được thiết kế dựa trên những chỉ số về sinh học của chính họ qua những bài tập thử nghiệm. Những huấn luyện viên giầu kinh nghiệm có thể phán đoán chính xác tình trạng tới ngưỡng vận động của võ sĩ thông qua đánh giá về sắc mặt, nhịp thở và tâm lý. Để có cái nhìn khoa học và toàn diện hơn thì những trung tâm huấn luyện hiện đại thường có những máy chuyên dụng để đánh giá. Phát minh mới nhất trong lĩnh vực này là của Canada. Họ cấy chip vào da của VDV và con chip này liên tục thông tin về tình trạng sinh học tới máy chủ. Qua đó, họ xây dựng chính xác những bài tập cho võ sĩ.



Vài chỉ số tham khảo:

Nhịp tim tối đa:

Là chỉ số mà dựa trên đó các cụ xây dựng cho mình lộ trình tập luyện và thả lỏng thích hợp. Chớ có đẩy nhịp tim lên quá chỉ số này.

Cách tính đơn giản là:

Nhịp tim tối đa = 220- tuổi của người tập.

Chỉ số VO2max:

VO2max là chỉ tiêu quan trọng đánh giá tổng hợp chức năng tim mạch – hô hấp của cơ thể. Những VĐV ưu tú, VO2max tương đối đạt 83 – 85ml oxy/1kg trọng lượng. Người không luyện tập chỉ số trên chỉ còn một nửa.

Thứ Sáu, 17 tháng 5, 2013

võ đạo mới thi TRUNG ĐẲNG

THI LÊN CẤP HOÀNG ĐAI

A- Lý thuyết Việt Võ Đạo:
10 ĐIỀU TÂM NIỆM CỦA VIỆT VÕ ĐẠO SINH
1. Việt Võ Ðạo sinh (VVÐS) nguyện đạt tới cao độ của nghệ thuật để phục vụ dân tộc và nhân loại .
2. VVÐS - Nguyện trung kiên phát huy môn phái, xây dựng thế hệ thanh niên Việt Võ Ðạo.để
3. VVÐS - Ðồng tâm nhất trí , tôn kính người trên, thương mến đồng đạo.
4. VVÐS - Tuyệt đối tôn trọng kỹ luật, nêu cao danh dự võ sĩ.
5. VVÐS - Tôn trọng các võ phái khác, chỉ dùng võ để tự vệ và bênh vực lẽ phải.
6. VVÐS - Chuyên cần học tập, rèn luyện tinh thần, trau dồi đạo hạnh.
7. VVÐS - Sống trong sạch, giản dị, trung thực và cao thượng.
8. VVÐS - Kiện toàn một ý chí đanh thép, thắng phục cường quyền, bạo lực. 
9. VVÐS - Sáng suốt nhận định, bền gan tranh đấu, tháo vát hành động.
10. VVÐS - Tự tín, tự thắng, khiêm cung, độ lượng, luôn luôn kiểm điểm để tiến bộ
1. Hãy nêu ý nghĩa và giải thích đại cương điều tâm niệm thứ nhất  của VVÐS?
Ðiều tâm niệm thứ nhất  nói về hoài bảo và mục đích học võ của VVÐS, đó là đạt tới cao độ của nghệ thuật để phục vụ dân tộc và nhân loạị
* Vì sao không mang hoài bảo lớn lao là đạt đến tuyệt độ của nghệ thuật?
VVÐS không mang hoài bảo lớn lao đạt đến tuyệt độ của nghệ thuật vì nghệ thuật thì khôn cùng nên VVÐS chỉ hoài bảo những gì hợp tình hợp lý có thể thực hiện được chứ không cuồng vọng, không tưởng.
2. Hãy nêu ý nghĩa và giải thích đại cương điều tâm niệm thứ hai của VVĐS?
Ðiều thứ hai nói về nghĩa vụ của VVÐS đối với môn phái và dân tộc, đó là trung kiên phát huy môn phái và xây dựng thế hệ thanh niên VVÐ.
* Muốn phát huy môn phái VVÐS phải làm gì?
Phát huy môn phái là làm  cho cái hay, cái đẹp của môn phái tỏa rộng hơn, ngày càng rực rỡ hơn. Do vậy muốn phát huy môn phái, VVÐS cần phải:
A/ Dầy công khổ luyện để trở thành Võ sư - huấn luyện viên trực tiếp truyền bá võ thuật và võ đạo cho quần chúng.
B/ Thực tập tinh thần VVÐ trong đời sống hằng ngày, nghĩa là:
Trong gia đình:     là người cha từ, con hiếu, anh hiền, em thảo.
Với bạn bè:            thân tình, tín nghĩa.
Với xã hội: là người công dân tốt, gương mẫu giàu tinh thần phục vụ.
3. Hãy nêu lên ý nghĩa và giải thích đại cương điều tâm niệm thứ ba của VVĐS?
Ðiều tâm niệm thứ ba nói về tình đoàn kết trong môn phái  Muốn có đoàn kết VVÐS phải đồng tâm nhất trí, đối với người trên phải tôn kính, đối với đồng đạo phải thành tình, thương mến, giúp đỡ lẫn nhau.
* Tại sao tình đoàn kết được đề cập đến trước nhất trong một đoàn thể?
Tình đoàn kết được đề cập đến trước nhất trong một đoàn thể vì nó là một trong những yếu tố quan trọng để quyết định sự hùng mạnh hoặc tan rã của một đoàn thể.
4. Hãy nêu ý nghĩa và giải thích đại cương điều tâm niệm thứ tư của VVĐS?
Ðiều thứ tư nói về võ kỷ và danh dự võ sĩ, đó là tuyệt đối tôn trọng kỷ luật môn phái và luôn luôn nêu cao danh dự võ sĩ.
* Kỷ luật Việt võ Ðạo là kỷ luật gì?
Kỷ luật VVÐ là kỷ luật tự giác, nghĩa là tự mình hiểu và tôn trọng kỷ luật, trông gương người mà đồng đạo thực hiện theo. Do vậy, người trên muốn hướng dẫn người dưới điều gì thì người trên phải làm gương trước, tuy nhiên đã trông gương người trên, đã nhắc nhở rồi mà người dưới không tuân hành thì phải chịu hình thức kỷ luật hoặc đào thải.
* Danh dự  võ sĩ là gì?
Danh dự võ sĩ là danh dự của một tập thể người có tư tưởng  và hành động hiên ngang cao cả, bênh người yếu bị kẻ mạnh hiếp đáp, đây là một thứ danh dự vượt trên lòng tự ái cá nhân để hoà mình vào nền võ đạo.
5. Hãy nêu ý nghĩa và giải thích đại cương điều tâm niệm thứ năm của VVĐS?
Ðiều thứ năm nói về ý thức dụng võ của VVÐS, đó là luôn luôn tôn trọng các võ phái khác. chỉ dùng võ để tự vệ và bênh vực lẽ phải.
6. Hãy nêu ý nghĩa và giải thích đại cương điều tâm niệm thứ sáu của VVĐS?
Ðiều thứ sáu nói về ý hướng học tập và đời sống tinh thần của VVÐS, đó là phải chuyên cần học tập (võ thuật, võ đạo, văn hóa, nghề nghiệp..) rèn luyện tinh thần và trao dồi đạo hạnh.
* Muốn thực hiện chuyên cần, học tập VVÐS phải làm gì?
Muốn thực hiện chuyên cần học tập, VVÐS phải:
Học cho rộng (võ thuật, võ đạo, văn hóa, nghề nghiệp, lý thuyết, thực hành...)
Hỏi cho kỷ (không hiểu thì hỏi đến nơi đến chốn, không tự ái, không dấu dốt, không chán nản)
Nghĩ cẩn thận (nghiền ngẩm những điều đã học và làm)
Luận cho sáng (so sánh, phân tích, tổng hợp, biện luận và phản luận)
Làm hết sức (cố gắng thực hiện với tất cả nhiệt tình của bản thân).
* Muốn rèn luyện tinh thần, VVÐS phải thực hiện những điều gì?
Muốn rèn luyện tinh thần, VVÐS phải:
Sống khỏe: Thân thể khỏe mạnh, tư tưởng trong sáng.
Ðức độ: Luôn luôn khắc chế bản thân để có thể bao dung, điều hoà ảnh hưởng và cảm hóa tha nhân (người khác) để cùng tiến bộ.
Cương trực:  Cương quyết và thẳng thắn.
Trầm tỉnh:  Ðiềm đạm bình tỉnh để tránh những trường hợp xốc nổi, nóng vội, bốc đồng.
Tháo vát: Lanh lợi quyền biến để có thể ứng phó được với mọi hoàn cảnh, mọi trường hợp bất ngờ .
7. Hãy nêu lên ý nghĩa và giải thích điều đại cương thứ bảy?
Ðiều thứ bảy nói về tâm nguyện sống của VVÐS.  Ðó là sống trong sạch, giản dị trung thực và cao thượng.
* Quan niệm về đức trong sạch của VVÐS ra sao ?
Sống trong sạch của VVĐS là giữ gìn bản thân mình cho trong sạch, nhưng không tiêu cực, bưng tai bịt mắt trước mọi xấu xa của xã hội, mà trái lại phải lắng nghe, nhìn thẳng vào sự thật của cuộc sống để hiểu, giải quyết và cải tạo nó theo hướng tốt đẹp.
* Quan niệm trung thực của VVÐS ra sao?
VVÐS sống thủy chung thành thật với mọi người, nhưng VVĐS cũng cần phải tìm hiểu sự gian trá của người để tránh khỏi bị người lường gạt để tự giác và tự thắng mình (không bị hại, không nhiểm gian trá làm phương hại đến đạo hạnh). Trong trường hợp cần thiết VVÐS phải chứng tỏ cho đối phương của mình biết rằng thủ đoạn gian trá không thể thành công lâu bền.
* Bạn hiểu nếp sống giản dị của VVÐS như thế nào?
Sống giản dị là không đua đòi, sống phù hợp với hoàn cảnh kinh tế của bản thân và xã hội. Có điều kiện thì hưởng những tiện nghi tốt đẹp, không có thì thôi không than phiền, đòi hỏi, hạch sách gây khó chịu cho mọi người.
8. Hãy nêu lên ý nghĩa và giải thích đại cương điều tâm niệm thứ tám của VVĐS?
Ðiều thứ tám nói về ý chí của VVÐS phải rèn luyện cho bản thân một ý chí đanh thép, thích nghi với mọi thử thách gian nguy và nỗ lực tự thân cầu tiến.
* Muốn kiện toàn ý chí đanh thép VVÐS phải làm như thế gì?
Muốn kiện toàn ý chí đanh thép VVÐS phải:
Nghiêu cứu kỹ lưỡng, cân nhắc các sự kiện đã thu thập trước khi quyết định.
Khi đã quyết định xong, phải thực hiện cho bằng được quyết định của mình với tất cả năng lực nhiệt tình và kiên quyết khi bắt tay vào việc.
9. Hãy nêu lên ý nghĩa và giải thích đại cương điều tâm niệm thứ chín của VVĐS?
Ðiều thứ chín nói về nếp suy cảm, nghị lực và tính thực thế của VVÐS, đó là phải sáng suốt khi nhận định, bền gan khi tranh đấu và tháo vát khi hành động.
* Tại sao cần phải sáng suốt nhận định?
VVÐS cần sáng suốt nhận định để phân biệt phải trái, đúng sai, bề mặt, bề trái, tình, lý, các khúc mắc của sự việc, hầu sử sự cho hợp thời, đúng lúc, tránh được hậu quả lầm lẫn tai hại.
* Thế nào là bền gan tranh đấu?
Bền gan tranh đấu là có một ý chí và nghị lực sung mãn, thất bại không nản lòng, không chịu khuất phục trước sức mạnh, giải quyết các khó khăn một cách bền bỉ dẻo dai.
* Thế nào là tháo vát hành động?
Hành động tháo vát là hành động chủ động, thông minh, sáng tạo, thích ứng với mọi hoàn cảnh, hợp tình, hợp lý với mọi trường hợp. Người tháo vát hành động là người biết thương yêu người khác, hợp tác với người nhưng không ỷ lại, dựa dẫm vào người, luôn luôn ứng phó với nghịch cảnh, nhưng không gian trá, kêu căng, khinh địch, lạc quan hoặc bi quan quá trớn.
10. Hãy nêu ý nghĩa và giải thích đại cương điều tâm niệm thứ mười của VVĐS?
Ðiều thứ mười nói về đức sống và tinh thần cầu tiến của VVÐS. Đó là phải tự tin, tự thắng, luôn luôn tự kiểm để tiến bộ. Ðối với người phải khiêm cung và độ lượng.
* Thế nào là tự tín, tự thắng, khiêm cung, độ lượng?
Tự tín:  Tin ở năng lực, phẩm chất đạo đức và ý chí của bản thân biết phát huy ưu điểm của bản thân để tiến bộ.
Tự thắng:  thắng được mình, tự sửa chữa những thói hư, tật xấu những vị kỷ yếu đuối của bản thân.
Khiêm cung:  Khiêm nhường và cung kính với người trên hay người cao tuổi hơn mình.
Ðộ lượng:  Rộng lượng với người dưới hay người nhỏ tuổi hơn mình.
B- Kiến thức Vovinam Việt Võ Đạo:
1. Môn phái Vovinam Việt Võ Đạo ra đời từ năm nào? Do ai sáng lập?
Môn phái Vovinam Việt Võ Đạo ra đời năm 1938 tại Hà Nội, do Võ sư Nguyễn Lộc sáng lập.
2. Hãy cho biết ngày sinh-nơi sinh, ngày mất-nơi mất của Cố Võ sư Sáng Tổ Môn phái?
Võ sư Nguyễn Lộc sinh ngày 24/5/1912 tại làng Hữu Bằng, huyện Thạch Thất, tỉnh Sơn Tây, Bắc Việt.
Võ sư Nguyễn Lộc mất ngày 29/4/1960 (Mồng bốn, tháng tư, năm Canh Tý) tại Sài Gòn, Di cốt hiện lưu giữ tại Tổ Đường  Môn phái, số 31 Sư Vạn Hạnh, Phường 3, Quận 10, TP HCM, Việt Nam.
3. Trước khi mất Võ sư Nguyễn Lộc giao quyền lãnh đạo và phát triển môn phái lại cho ai? Sơ lược về người kế nghiệp Võ sư Nguyễn Lộc?
Trước khi lâm chung, Cố Võ sư Sáng Tổ giao quyền lãnh đạo và phát triển Môn phái lại cho Võ sư Lê Sáng.
Võ sư Lê Sáng là Chưởng môn Môn phái Vovinam Việt Võ Đạo (1960 - 2010). Ông sinh năm 1920 tại Hà Nội, mất ngày 27/9/2010 (ngày hai mươi, tháng tám, năm Canh Dần) tại Quận 10, TP HCM, Việt Nam. Di cốt hiện lưu giữ tại Tổ Đường Môn phái, số 31 Sư Vạn Hạnh, Phường 3, Quận 10, TP HCM, Việt Nam.
Dưới sự lãnh đạo của Võ sư Chưởng môn Lê Sáng trong suốt 50 năm với không ít thăng trầm, từ một môn võ phục hồi hoạt động tại Sài Gòn sau 1964, VVN - VVĐ đã phát triển vượt bậc và mở rộng đến nhiều nơi trên thế giới, trở thành một môn phái được đông đảo bạn bè khắp năm châu hâm mộ, xây dựng trên một hệ thống triết lý võ đạo (Triết lý sống) mang tính nhân văn và thượng võ.
4. Hiện nay môn phái Vovinam Việt Võ Đạo do ai lãnh đạo?
Trước khi mất, Võ sư Lê Sáng giao quyền lãnh đạo và phát triển Môn phái lại cho một tập thể Môn đồ được Người lựa chọn, gọi là Hội Đồng Võ Sư Chưởng Quản Môn phái (Bao gồm 9 vị), mà người đứng đầu gọi là Chánh Chưởng Quản (Theo quyết định ngày 31/3/2010 của Võ sư Chưởng môn), là người lãnh đạo Môn phái Vovinam Việt Võ Đạo hiện nay. 
_____________________________________________________________
THI LÊN TRUNG ĐẲNG I CẤP 
A. Lý thuyết Việt Võ Đạo:
1. Quan niệm của môn sinh Vovinam về Tu Thân ra sao?
Tu thân là cách mạng tâm thân, là thường xuyên và liên tục:
Hàm dưỡng ý chí.
Mở mang kiến thức.
Trau dồi đức hạnh.
Rèn luyện tài năng.
2. Quan niệm của môn sinh Vovinam về tề gia ra sao?
Tổ chức và đặt đúng mối tương quan đối xử, đãi ngộ, thông tình đạt lý giữa những phần tử trong gia đình với nhau để gia đình được ổn định hầu có thời giờ và đầu óc tực hiện ý tưởng của mình đã vạch ra. Gia định theo nghĩa hiện đại gồm 3 thế hệ: Ông bà, vợ chồng, con cái. Có gia đình cũng sống chung với nhau cả năm đời. phải tổ chức sắp đặt sao cho những người liên hệ đó đừng làm trở ngại công việc của ta.
3. Quan niệm về tình nghĩa sư đệ ngày nay?
Nói chung tình nghĩa sư đệ hiện nay đã suy giảm rất nhiều, vì:
Ảnh hưởng của tư tưởng tự do dân chủ tiến bộ.
Ảnh hưởng của các vấn đề tiến bộ xã hội như chiến tranh, sự tiến bộ của kỹ thuật và khoa học, khiến cho con người muốn vượt ra ngoài khuôn sáo cũ, coi trọng trí tuệ, nhẹ niềm tin và giá trị tinh thần.
Hệ thống tổ chức nền giáo dục đã đổi mới, ông thầy ngày nay chỉ là một chuyên viên. Do đó, về đức độ, tuổi tác, kinh nghiệm sống chưa hẳn đã vượt trên người học mình. Một học sinh từ Tiểu học lên đến Đại học thường qua vài chục ông thầy. tình cảm sư đệ làm sao có thể sâu đậm được.
Ngày xưa, một thầy đồ có khi dạy học trò từ lúc còn để chỏm cho đến lúc thành ông Nghè, ông Cống giáo huấn cả về nếp sống, cách cư sử ở đời.
4. Muốn tình sư đệ được thiêng liêng thắm thiết, thầy trò phải đối xử nhau ra sao?
Tình sư đệ ngày nay có nồng độ cao hay thấp tùy theo tổ chức giáo dục, tùy theo tư cách cá nhân và cách cư xử giữa thầy trò.
Muốn tình cảm sư đệ thắm thiết, thầy và trò phải:
Trước hết thầy phải xứng đáng là thầy (có tác phong, tư cách, khả năng, có tinh thần phục vụ cao cả.)
Kế đến thầy phải thành thực, tận tâm dạy bảo, thương mến trò, coi trò như gan ruột, tay chân.
Đổi lại, trò phải trung thực, tôn kính, biết ơn và làm vinh danh thầy bằng cách thực nghiệm những điều đã thụ huấn.
B. Kiến thức Vovinam Việt Võ Đạo:
1. Môn phái Vovinam Việt Võ Đạo ra đời từ năm nào? Do ai sáng lập?
Môn phái Vovinam Việt Võ Đạo ra đời năm 1938 tại Hà Nội, do Võ sư Nguyễn Lộc sáng lập.
2. Hãy cho biết ngày sinh-nơi sinh, ngày mất-nơi mất của Cố Võ sư Sáng Tổ Môn phái?
Võ sư Nguyễn Lộc sinh ngày 24/5/1912 tại làng Hữu Bằng, huyện Thạch Thất, tỉnh Sơn Tây, Bắc Việt.
Võ sư Nguyễn Lộc mất ngày 29/4/1960 (Mồng bốn, tháng tư, năm Canh Tý) tại Sài Gòn, Di cốt hiện lưu giữ tại Tổ Đường  Môn phái, số 31 Sư Vạn Hạnh, Phường 3, Quận 10, TP HCM, Việt Nam.
3. Trước khi mất Võ sư Nguyễn Lộc giao quyền lãnh đạo và phát triển môn phái lại cho ai? Sơ lược về người kế nghiệp Võ sư Nguyễn Lộc?
Trước khi lâm chung, Cố Võ sư Sáng Tổ giao quyền lãnh đạo và phát triển Môn phái lại cho Võ sư Lê Sáng.
Võ sư Lê Sáng là Chưởng môn Môn phái Vovinam Việt Võ Đạo (1960 - 2010). Ông sinh năm 1920 tại Hà Nội, mất ngày 27/9/2010 (ngày hai mươi, tháng tám, năm Canh Dần) tại Quận 10, TP HCM, Việt Nam. Di cốt hiện lưu giữ tại Tổ Đường Môn phái, số 31 Sư Vạn Hạnh, Phường 3, Quận 10, TP HCM, Việt Nam.
Dưới sự lãnh đạo của Võ sư Chưởng môn Lê Sáng trong suốt 50 năm với không ít thăng trầm, từ một môn võ phục hồi hoạt động tại Sài Gòn sau 1964, VVN - VVĐ đã phát triển vượt bậc và mở rộng đến nhiều nơi trên thế giới, trở thành một môn phái được đông đảo bạn bè khắp năm châu hâm mộ, xây dựng trên một hệ thống triết lý võ đạo (Triết lý sống) mang tính nhân văn và thượng võ.
4. Hiện nay môn phái Vovinam Việt Võ Đạo do ai lãnh đạo?
Trước khi mất, Võ sư Lê Sáng giao quyền lãnh đạo và phát triển Môn phái lại cho một tập thể Môn đồ được Người lựa chọn, gọi là Hội Đồng Võ Sư Chưởng Quản Môn phái (Bao gồm 9 vị), mà người đứng đầu gọi là Chánh Chưởng Quản (Theo quyết định ngày 31/3/2010 của Võ sư Chưởng môn), là người lãnh đạo Môn phái Vovinam Việt Võ Đạo hiện nay.
 ____________________________________________________________
THI LÊN TRUNG ĐẲNG II CẤP 
A. Lý thuyết Việt Võ Đạo:
1. Giá trị hơn – thua – thành – bại trong cuộc sống có tuyệt đối không? Hãy giải thích và chứng minh?
Không. Sự hơn – thua – thành – bại trong cuộc sống chỉ có giá trị tương đối trong một khoảng không gian và thời gian hữu hạn nào đó mà thôi. Như chuyện hai võ sư giao đấu, sự hơn – thua – thành – bại được diễn ra trước sự nhận xét của khán giả, thế mà vẫn chưa phải là tuyệt đối. vì có võ sĩ vô địch nào lại không nếm hơn một lần thất bại trong cuộc đời võ sĩ của anh ta? Và có võ sĩ tấm thường nào chưa một lần thắng trong giao đấu.
2. Đức Dũng của môn sinh Vovinam được thể hiện bằng mấy đức tính? Hãy kể ra?
Bằng 4 đức tính: Tự chủ - Tự thắng - Cương trực - Tận tụy với nghĩa vụ.
3. Muốn có đức tự chủ phải rèn luyện ra sao?
Muốn có đức tự chủ, ta cần phải luôn luôn bình tỉnh trước mọi biến động của ngoại cảnh, luôn luôn khai triễn nội tâm, luyện ngũ quan cho thật bén nhạy và làm chủ sự bén nhạy đó. Sau hết, luyện thần khí cho được ung dung thanh thản, không cầu cạnh ước ao gì cả.
4. Làm thế nào để có đức tự thắng?
Kiên nhẫn nghe những điều chưa biết đến những điều đã biết, nghe cả những điều phải lẫn những điều trái để hiểu rõ nguyện vọng của người, để tập thói quen tôn trọng và nghĩ tới người.
Kiên nhẫn học hỏi ở người trong mọi trường hợp, liên tục trong đời sống. kiên nhẫn trong việc xử thế, là gặp trường hợp bị đối xử bất công, thô dụng, nhầm lẫn, chúng ta vẫn kềm chế được tính nóng nãy hiếu thắng, vẫn ung dung hòa nhã với tinh thần thông cảm hòa giải, không tức khí nóng quạo, “ Ăn miếng trả miếng”, tùy hứng.
Kiên nhẫn hành động sẽ giúp chúng ta vượt mọi khó khăn trở ngại, thắng phục những thất bại trên đường đời, nhất là khi mới vào đời, để đạt được thành công cuối cùng.
5. Chúng ta phải hiểu về đức cương trực ra sao?
Cương là cương quyết trong tinh thần, hòa nhã ngoài thái độ. Trực là ngay thẳng một cách tế nhị, chứ không phải là tính cứng cỏi, thô lỗ của kẻ thất phu và sự ngay thẳng của một người điên khùng. Không có sự cương quyết nào vững chắc bằng sự cương quyết trong tinh thần. khi tinh thần đã nhất quyết rồi thì thái độ phải tỏ ra ôn hòa, nhu nhã. Chính thái độ nhu nhã đó đã nói lên sự quyết tâm đến cùng tột. Người cương quyết phải là người có ý thức vững chắc rằng mình nên nghĩ gì, phải làm gì và khi đã quyết đoán, là quyết tâm theo đuổi chí hướng của mình đến cùng.
Ngay thẳng là một đức tính được mọi người cảm mến, nhưng không cùng nghĩa với chất phát: “Thẳng ruột ngựa”, “có sao nói vậy”. Ngay thẳng chất phác sẽ làm mọi người phiền lòng phật ý, và khiến mình luôn luôn bị thua thiệt, thất bại. Phải ngay thẳng một cách linh động khéo léo, không bao giờ được phép dối trá nhưng cũng không thật thà lố bịch, nói hết những điều không đáng nói, gây xáo trộn, thất vọng cho người. Đó là ngay thẳng một cách tế nhị.
6. Thế nào là tận tụy với nghĩa vụ? Tận tụy đến mức độ nào?
Tận tụy với nghĩa vụ là phải hết lòng gắng sức, tận dụng mọi khả năng của mình thực hiện nghĩa vụ bằng được, dầu có hy sinh tánh mạng, song phải hy sinh đúng chỗ đúng lúc, trong phạm vi trách nhiệm của mình. Nếu ngoài phạm vi trách nhiệm của mình mà cứ nhắm mắt hy sinh thì chỉ là người bất trí, thiếu sáng suốt, không thông tình đạt lý, không quán triệt công nghĩa với tư ân, tư lợi.
Ví dụ: Khi được người hiểu rõ khả năng của ta, tín cẩn trọng dụng ta, thì ta phải hết lòng tận tụy với công việc mà người đó giao phó. Còn nếu đấy chỉ là âm mưu mua chuộc, trí trá bất minh để giành tư lợi thì ta không thể tận tụy hy sinh mù quáng được. (Có thể kể chuyện: Dự Nhượng là gia thần của nhà Phạm Thị, khi nhà Phạm Thị bị nhà Trí Thị tiêu diệt, Dự Nhượng theo phò chủ mới. Nhưng khi Trí Bá (chủ sau) bị Triệu Vô Tuất giết thì Dự Nhượng quyết hy sinh báo thù cho chủ).
B. Kiến thức Vovinam Việt Võ Đạo:
1. Môn phái Vovinam Việt Võ Đạo ra đời từ năm nào? Do ai sáng lập?
Môn phái Vovinam Việt Võ Đạo ra đời năm 1938 tại Hà Nội, do Võ sư Nguyễn Lộc sáng lập.
2. Hãy cho biết ngày sinh-nơi sinh, ngày mất-nơi mất của Cố Võ sư Sáng Tổ Môn phái?
Võ sư Nguyễn Lộc sinh ngày 24/5/1912 tại làng Hữu Bằng, huyện Thạch Thất, tỉnh Sơn Tây, Bắc Việt.
Võ sư Nguyễn Lộc mất ngày 29/4/1960 (Mồng bốn, tháng tư, năm Canh Tý) tại Sài Gòn, Di cốt hiện lưu giữ tại Tổ Đường  Môn phái, số 31 Sư Vạn Hạnh, Phường 3, Quận 10, TP HCM, Việt Nam.
3. Trước khi mất Võ sư Nguyễn Lộc giao quyền lãnh đạo và phát triển môn phái lại cho ai? Sơ lược về người kế nghiệp Võ sư Nguyễn Lộc?
Trước khi lâm chung, Cố Võ sư Sáng Tổ giao quyền lãnh đạo và phát triển Môn phái lại cho Võ sư Lê Sáng.
Võ sư Lê Sáng là Chưởng môn Môn phái Vovinam Việt Võ Đạo (1960 - 2010). Ông sinh năm 1920 tại Hà Nội, mất ngày 27/9/2010 (ngày hai mươi, tháng tám, năm Canh Dần) tại Quận 10, TP HCM, Việt Nam. Di cốt hiện lưu giữ tại Tổ Đường Môn phái, số 31 Sư Vạn Hạnh, Phường 3, Quận 10, TP HCM, Việt Nam.
Dưới sự lãnh đạo của Võ sư Chưởng môn Lê Sáng trong suốt 50 năm với không ít thăng trầm, từ một môn võ phục hồi hoạt động tại Sài Gòn sau 1964, VVN - VVĐ đã phát triển vượt bậc và mở rộng đến nhiều nơi trên thế giới, trở thành một môn phái được đông đảo bạn bè khắp năm châu hâm mộ, xây dựng trên một hệ thống triết lý võ đạo (Triết lý sống) mang tính nhân văn và thượng võ.
4. Hiện nay môn phái Vovinam Việt Võ Đạo do ai lãnh đạo?
Trước khi mất, Võ sư Lê Sáng giao quyền lãnh đạo và phát triển Môn phái lại cho một tập thể Môn đồ được Người lựa chọn, gọi là Hội Đồng Võ Sư Chưởng Quản Môn phái (Bao gồm 9 vị), mà người đứng đầu gọi là Chánh Chưởng Quản (Theo quyết định ngày 31/3/2010 của Võ sư Chưởng môn), là người lãnh đạo Môn phái Vovinam Việt Võ Đạo hiện nay.
THI LÊN TRUNG ĐẲNG III CẤP 
A. Lý thuyết Việt Võ Đạo:
1. Nhân sinh quan của Việt Võ Đạo có mấy nhận định căn bản? Đó là những nhận định nào?
Có 4 nhận định căn bản, đó là:
Nhận định về sự sống.
Nhận định về đích sống.
Nhận định về tương quan giữa cá nhân và tập thể.
Nhận định về đạo đức.
2. Nhận định về sự sống của Việt Võ Đạo ra sao?
Nhận định về sự sống của Việt Võ Đạo là: Trong thế gian này, không có một sự vật nào cô đơn lập tính tuyệt đối, vì chúng là những phần tử trong dòng miên sinh vô tận mà thôi. Về võ đạo và võ thuật cũng vậy: Không có một danh thủ nào trong nghề võ có thể đứng một mình, không có một môn phái nào có thể đứng đơn lập mà phát triển. do vậy, Việt Võ Đạo chủ trương dung hợp các võ phái, cũng như các phần tử trong đại khối nhân loại để cùng thường dịch, miên sinh.
3. Nhận định về đích sống của Việt Võ Đạo ra sao?
Nhận định về đích sống của Việt Võ Đạo là: Chỉ có những con người không có đích sống, chứ không có đích sống nào không có sự sống. vì đích sống tự nó đã có một giá trị. Chỉ có đích sống đúng hay sai, cao hay thấp mà thôi.
4. Nhận định về tương quan giữa cá nhân với tập thể ra sao?
Giữa cá nhân và tập thể đều có tương quan trách nhiệm. tập thể vun trồng cho tài năng cá nhân nẩy nở, nhưng cá nhân phải hòa đồng với tập thể mới mong thành công.
5. Đạo sống của Việt Võ Đạo có mấy phần vụ?
Đạo sống của Việt Võ Đạo có 3 phần vụ: Sống – Giúp người khác sống – Sống cho người khác.
Về phần vụ “Sống”: Phải sống cho đầy đủ để trở thành những con người toàn diện, những con người sống thực, làm sao cho mỗi ngày có ý thức hơn và bớt lầm lỗi hơn.
Về phần vụ “Giúp người khác sống”: Nguyện vọng con người nói chung thường giống nhau, nên những gì mình không muốn, đừng bắt người khác phải theo. Nếu có thể, hãy giúp đỡ người.
Về phần vụ “Sống cho người khác”: Trong một số trường hợp chúng ta cần phải biết hy sinh một số quyền lợi tinh thần và vật chất bản thân để thực hiện.
B. Kiến thức Vovinam Việt Võ Đạo:
1. Môn phái Vovinam Việt Võ Đạo ra đời từ năm nào? Do ai sáng lập?
Môn phái Vovinam Việt Võ Đạo ra đời năm 1938 tại Hà Nội, do Võ sư Nguyễn Lộc sáng lập.
2. Hãy cho biết ngày sinh-nơi sinh, ngày mất-nơi mất của Cố Võ sư Sáng Tổ Môn phái?
Võ sư Nguyễn Lộc sinh ngày 24/5/1912 tại làng Hữu Bằng, huyện Thạch Thất, tỉnh Sơn Tây, Bắc Việt.
Võ sư Nguyễn Lộc mất ngày 29/4/1960 (Mồng bốn, tháng tư, năm Canh Tý) tại Sài Gòn, Di cốt hiện lưu giữ tại Tổ Đường  Môn phái, số 31 Sư Vạn Hạnh, Phường 3, Quận 10, TP HCM, Việt Nam.
3. Trước khi mất Võ sư Nguyễn Lộc giao quyền lãnh đạo và phát triển môn phái lại cho ai? Sơ lược về người kế nghiệp Võ sư Nguyễn Lộc?
Trước khi lâm chung, Cố Võ sư Sáng Tổ giao quyền lãnh đạo và phát triển Môn phái lại cho Võ sư Lê Sáng.
Võ sư Lê Sáng là Chưởng môn Môn phái Vovinam Việt Võ Đạo (1960 - 2010). Ông sinh năm 1920 tại Hà Nội, mất ngày 27/9/2010 (ngày hai mươi, tháng tám, năm Canh Dần) tại Quận 10, TP HCM, Việt Nam. Di cốt hiện lưu giữ tại Tổ Đường Môn phái, số 31 Sư Vạn Hạnh, Phường 3, Quận 10, TP HCM, Việt Nam.
Dưới sự lãnh đạo của Võ sư Chưởng môn Lê Sáng trong suốt 50 năm với không ít thăng trầm, từ một môn võ phục hồi hoạt động tại Sài Gòn sau 1964, VVN - VVĐ đã phát triển vượt bậc và mở rộng đến nhiều nơi trên thế giới, trở thành một môn phái được đông đảo bạn bè khắp năm châu hâm mộ, xây dựng trên một hệ thống triết lý võ đạo (Triết lý sống) mang tính nhân văn và thượng võ.
4. Hiện nay môn phái Vovinam Việt Võ Đạo do ai lãnh đạo?
Trước khi mất, Võ sư Lê Sáng giao quyền lãnh đạo và phát triển Môn phái lại cho một tập thể Môn đồ được Người lựa chọn, gọi là Hội Đồng Võ Sư Chưởng Quản Môn phái (Bao gồm 9 vị), mà người đứng đầu gọi là Chánh Chưởng Quản (Theo quyết định ngày 31/3/2010 của Võ sư Chưởng môn), là người lãnh đạo Môn phái Vovinam Việt Võ Đạo hiện nay.