Thứ Sáu, 17 tháng 5, 2013

võ đạo mới thi TRUNG ĐẲNG

THI LÊN CẤP HOÀNG ĐAI

A- Lý thuyết Việt Võ Đạo:
10 ĐIỀU TÂM NIỆM CỦA VIỆT VÕ ĐẠO SINH
1. Việt Võ Ðạo sinh (VVÐS) nguyện đạt tới cao độ của nghệ thuật để phục vụ dân tộc và nhân loại .
2. VVÐS - Nguyện trung kiên phát huy môn phái, xây dựng thế hệ thanh niên Việt Võ Ðạo.để
3. VVÐS - Ðồng tâm nhất trí , tôn kính người trên, thương mến đồng đạo.
4. VVÐS - Tuyệt đối tôn trọng kỹ luật, nêu cao danh dự võ sĩ.
5. VVÐS - Tôn trọng các võ phái khác, chỉ dùng võ để tự vệ và bênh vực lẽ phải.
6. VVÐS - Chuyên cần học tập, rèn luyện tinh thần, trau dồi đạo hạnh.
7. VVÐS - Sống trong sạch, giản dị, trung thực và cao thượng.
8. VVÐS - Kiện toàn một ý chí đanh thép, thắng phục cường quyền, bạo lực. 
9. VVÐS - Sáng suốt nhận định, bền gan tranh đấu, tháo vát hành động.
10. VVÐS - Tự tín, tự thắng, khiêm cung, độ lượng, luôn luôn kiểm điểm để tiến bộ
1. Hãy nêu ý nghĩa và giải thích đại cương điều tâm niệm thứ nhất  của VVÐS?
Ðiều tâm niệm thứ nhất  nói về hoài bảo và mục đích học võ của VVÐS, đó là đạt tới cao độ của nghệ thuật để phục vụ dân tộc và nhân loạị
* Vì sao không mang hoài bảo lớn lao là đạt đến tuyệt độ của nghệ thuật?
VVÐS không mang hoài bảo lớn lao đạt đến tuyệt độ của nghệ thuật vì nghệ thuật thì khôn cùng nên VVÐS chỉ hoài bảo những gì hợp tình hợp lý có thể thực hiện được chứ không cuồng vọng, không tưởng.
2. Hãy nêu ý nghĩa và giải thích đại cương điều tâm niệm thứ hai của VVĐS?
Ðiều thứ hai nói về nghĩa vụ của VVÐS đối với môn phái và dân tộc, đó là trung kiên phát huy môn phái và xây dựng thế hệ thanh niên VVÐ.
* Muốn phát huy môn phái VVÐS phải làm gì?
Phát huy môn phái là làm  cho cái hay, cái đẹp của môn phái tỏa rộng hơn, ngày càng rực rỡ hơn. Do vậy muốn phát huy môn phái, VVÐS cần phải:
A/ Dầy công khổ luyện để trở thành Võ sư - huấn luyện viên trực tiếp truyền bá võ thuật và võ đạo cho quần chúng.
B/ Thực tập tinh thần VVÐ trong đời sống hằng ngày, nghĩa là:
Trong gia đình:     là người cha từ, con hiếu, anh hiền, em thảo.
Với bạn bè:            thân tình, tín nghĩa.
Với xã hội: là người công dân tốt, gương mẫu giàu tinh thần phục vụ.
3. Hãy nêu lên ý nghĩa và giải thích đại cương điều tâm niệm thứ ba của VVĐS?
Ðiều tâm niệm thứ ba nói về tình đoàn kết trong môn phái  Muốn có đoàn kết VVÐS phải đồng tâm nhất trí, đối với người trên phải tôn kính, đối với đồng đạo phải thành tình, thương mến, giúp đỡ lẫn nhau.
* Tại sao tình đoàn kết được đề cập đến trước nhất trong một đoàn thể?
Tình đoàn kết được đề cập đến trước nhất trong một đoàn thể vì nó là một trong những yếu tố quan trọng để quyết định sự hùng mạnh hoặc tan rã của một đoàn thể.
4. Hãy nêu ý nghĩa và giải thích đại cương điều tâm niệm thứ tư của VVĐS?
Ðiều thứ tư nói về võ kỷ và danh dự võ sĩ, đó là tuyệt đối tôn trọng kỷ luật môn phái và luôn luôn nêu cao danh dự võ sĩ.
* Kỷ luật Việt võ Ðạo là kỷ luật gì?
Kỷ luật VVÐ là kỷ luật tự giác, nghĩa là tự mình hiểu và tôn trọng kỷ luật, trông gương người mà đồng đạo thực hiện theo. Do vậy, người trên muốn hướng dẫn người dưới điều gì thì người trên phải làm gương trước, tuy nhiên đã trông gương người trên, đã nhắc nhở rồi mà người dưới không tuân hành thì phải chịu hình thức kỷ luật hoặc đào thải.
* Danh dự  võ sĩ là gì?
Danh dự võ sĩ là danh dự của một tập thể người có tư tưởng  và hành động hiên ngang cao cả, bênh người yếu bị kẻ mạnh hiếp đáp, đây là một thứ danh dự vượt trên lòng tự ái cá nhân để hoà mình vào nền võ đạo.
5. Hãy nêu ý nghĩa và giải thích đại cương điều tâm niệm thứ năm của VVĐS?
Ðiều thứ năm nói về ý thức dụng võ của VVÐS, đó là luôn luôn tôn trọng các võ phái khác. chỉ dùng võ để tự vệ và bênh vực lẽ phải.
6. Hãy nêu ý nghĩa và giải thích đại cương điều tâm niệm thứ sáu của VVĐS?
Ðiều thứ sáu nói về ý hướng học tập và đời sống tinh thần của VVÐS, đó là phải chuyên cần học tập (võ thuật, võ đạo, văn hóa, nghề nghiệp..) rèn luyện tinh thần và trao dồi đạo hạnh.
* Muốn thực hiện chuyên cần, học tập VVÐS phải làm gì?
Muốn thực hiện chuyên cần học tập, VVÐS phải:
Học cho rộng (võ thuật, võ đạo, văn hóa, nghề nghiệp, lý thuyết, thực hành...)
Hỏi cho kỷ (không hiểu thì hỏi đến nơi đến chốn, không tự ái, không dấu dốt, không chán nản)
Nghĩ cẩn thận (nghiền ngẩm những điều đã học và làm)
Luận cho sáng (so sánh, phân tích, tổng hợp, biện luận và phản luận)
Làm hết sức (cố gắng thực hiện với tất cả nhiệt tình của bản thân).
* Muốn rèn luyện tinh thần, VVÐS phải thực hiện những điều gì?
Muốn rèn luyện tinh thần, VVÐS phải:
Sống khỏe: Thân thể khỏe mạnh, tư tưởng trong sáng.
Ðức độ: Luôn luôn khắc chế bản thân để có thể bao dung, điều hoà ảnh hưởng và cảm hóa tha nhân (người khác) để cùng tiến bộ.
Cương trực:  Cương quyết và thẳng thắn.
Trầm tỉnh:  Ðiềm đạm bình tỉnh để tránh những trường hợp xốc nổi, nóng vội, bốc đồng.
Tháo vát: Lanh lợi quyền biến để có thể ứng phó được với mọi hoàn cảnh, mọi trường hợp bất ngờ .
7. Hãy nêu lên ý nghĩa và giải thích điều đại cương thứ bảy?
Ðiều thứ bảy nói về tâm nguyện sống của VVÐS.  Ðó là sống trong sạch, giản dị trung thực và cao thượng.
* Quan niệm về đức trong sạch của VVÐS ra sao ?
Sống trong sạch của VVĐS là giữ gìn bản thân mình cho trong sạch, nhưng không tiêu cực, bưng tai bịt mắt trước mọi xấu xa của xã hội, mà trái lại phải lắng nghe, nhìn thẳng vào sự thật của cuộc sống để hiểu, giải quyết và cải tạo nó theo hướng tốt đẹp.
* Quan niệm trung thực của VVÐS ra sao?
VVÐS sống thủy chung thành thật với mọi người, nhưng VVĐS cũng cần phải tìm hiểu sự gian trá của người để tránh khỏi bị người lường gạt để tự giác và tự thắng mình (không bị hại, không nhiểm gian trá làm phương hại đến đạo hạnh). Trong trường hợp cần thiết VVÐS phải chứng tỏ cho đối phương của mình biết rằng thủ đoạn gian trá không thể thành công lâu bền.
* Bạn hiểu nếp sống giản dị của VVÐS như thế nào?
Sống giản dị là không đua đòi, sống phù hợp với hoàn cảnh kinh tế của bản thân và xã hội. Có điều kiện thì hưởng những tiện nghi tốt đẹp, không có thì thôi không than phiền, đòi hỏi, hạch sách gây khó chịu cho mọi người.
8. Hãy nêu lên ý nghĩa và giải thích đại cương điều tâm niệm thứ tám của VVĐS?
Ðiều thứ tám nói về ý chí của VVÐS phải rèn luyện cho bản thân một ý chí đanh thép, thích nghi với mọi thử thách gian nguy và nỗ lực tự thân cầu tiến.
* Muốn kiện toàn ý chí đanh thép VVÐS phải làm như thế gì?
Muốn kiện toàn ý chí đanh thép VVÐS phải:
Nghiêu cứu kỹ lưỡng, cân nhắc các sự kiện đã thu thập trước khi quyết định.
Khi đã quyết định xong, phải thực hiện cho bằng được quyết định của mình với tất cả năng lực nhiệt tình và kiên quyết khi bắt tay vào việc.
9. Hãy nêu lên ý nghĩa và giải thích đại cương điều tâm niệm thứ chín của VVĐS?
Ðiều thứ chín nói về nếp suy cảm, nghị lực và tính thực thế của VVÐS, đó là phải sáng suốt khi nhận định, bền gan khi tranh đấu và tháo vát khi hành động.
* Tại sao cần phải sáng suốt nhận định?
VVÐS cần sáng suốt nhận định để phân biệt phải trái, đúng sai, bề mặt, bề trái, tình, lý, các khúc mắc của sự việc, hầu sử sự cho hợp thời, đúng lúc, tránh được hậu quả lầm lẫn tai hại.
* Thế nào là bền gan tranh đấu?
Bền gan tranh đấu là có một ý chí và nghị lực sung mãn, thất bại không nản lòng, không chịu khuất phục trước sức mạnh, giải quyết các khó khăn một cách bền bỉ dẻo dai.
* Thế nào là tháo vát hành động?
Hành động tháo vát là hành động chủ động, thông minh, sáng tạo, thích ứng với mọi hoàn cảnh, hợp tình, hợp lý với mọi trường hợp. Người tháo vát hành động là người biết thương yêu người khác, hợp tác với người nhưng không ỷ lại, dựa dẫm vào người, luôn luôn ứng phó với nghịch cảnh, nhưng không gian trá, kêu căng, khinh địch, lạc quan hoặc bi quan quá trớn.
10. Hãy nêu ý nghĩa và giải thích đại cương điều tâm niệm thứ mười của VVĐS?
Ðiều thứ mười nói về đức sống và tinh thần cầu tiến của VVÐS. Đó là phải tự tin, tự thắng, luôn luôn tự kiểm để tiến bộ. Ðối với người phải khiêm cung và độ lượng.
* Thế nào là tự tín, tự thắng, khiêm cung, độ lượng?
Tự tín:  Tin ở năng lực, phẩm chất đạo đức và ý chí của bản thân biết phát huy ưu điểm của bản thân để tiến bộ.
Tự thắng:  thắng được mình, tự sửa chữa những thói hư, tật xấu những vị kỷ yếu đuối của bản thân.
Khiêm cung:  Khiêm nhường và cung kính với người trên hay người cao tuổi hơn mình.
Ðộ lượng:  Rộng lượng với người dưới hay người nhỏ tuổi hơn mình.
B- Kiến thức Vovinam Việt Võ Đạo:
1. Môn phái Vovinam Việt Võ Đạo ra đời từ năm nào? Do ai sáng lập?
Môn phái Vovinam Việt Võ Đạo ra đời năm 1938 tại Hà Nội, do Võ sư Nguyễn Lộc sáng lập.
2. Hãy cho biết ngày sinh-nơi sinh, ngày mất-nơi mất của Cố Võ sư Sáng Tổ Môn phái?
Võ sư Nguyễn Lộc sinh ngày 24/5/1912 tại làng Hữu Bằng, huyện Thạch Thất, tỉnh Sơn Tây, Bắc Việt.
Võ sư Nguyễn Lộc mất ngày 29/4/1960 (Mồng bốn, tháng tư, năm Canh Tý) tại Sài Gòn, Di cốt hiện lưu giữ tại Tổ Đường  Môn phái, số 31 Sư Vạn Hạnh, Phường 3, Quận 10, TP HCM, Việt Nam.
3. Trước khi mất Võ sư Nguyễn Lộc giao quyền lãnh đạo và phát triển môn phái lại cho ai? Sơ lược về người kế nghiệp Võ sư Nguyễn Lộc?
Trước khi lâm chung, Cố Võ sư Sáng Tổ giao quyền lãnh đạo và phát triển Môn phái lại cho Võ sư Lê Sáng.
Võ sư Lê Sáng là Chưởng môn Môn phái Vovinam Việt Võ Đạo (1960 - 2010). Ông sinh năm 1920 tại Hà Nội, mất ngày 27/9/2010 (ngày hai mươi, tháng tám, năm Canh Dần) tại Quận 10, TP HCM, Việt Nam. Di cốt hiện lưu giữ tại Tổ Đường Môn phái, số 31 Sư Vạn Hạnh, Phường 3, Quận 10, TP HCM, Việt Nam.
Dưới sự lãnh đạo của Võ sư Chưởng môn Lê Sáng trong suốt 50 năm với không ít thăng trầm, từ một môn võ phục hồi hoạt động tại Sài Gòn sau 1964, VVN - VVĐ đã phát triển vượt bậc và mở rộng đến nhiều nơi trên thế giới, trở thành một môn phái được đông đảo bạn bè khắp năm châu hâm mộ, xây dựng trên một hệ thống triết lý võ đạo (Triết lý sống) mang tính nhân văn và thượng võ.
4. Hiện nay môn phái Vovinam Việt Võ Đạo do ai lãnh đạo?
Trước khi mất, Võ sư Lê Sáng giao quyền lãnh đạo và phát triển Môn phái lại cho một tập thể Môn đồ được Người lựa chọn, gọi là Hội Đồng Võ Sư Chưởng Quản Môn phái (Bao gồm 9 vị), mà người đứng đầu gọi là Chánh Chưởng Quản (Theo quyết định ngày 31/3/2010 của Võ sư Chưởng môn), là người lãnh đạo Môn phái Vovinam Việt Võ Đạo hiện nay. 
_____________________________________________________________
THI LÊN TRUNG ĐẲNG I CẤP 
A. Lý thuyết Việt Võ Đạo:
1. Quan niệm của môn sinh Vovinam về Tu Thân ra sao?
Tu thân là cách mạng tâm thân, là thường xuyên và liên tục:
Hàm dưỡng ý chí.
Mở mang kiến thức.
Trau dồi đức hạnh.
Rèn luyện tài năng.
2. Quan niệm của môn sinh Vovinam về tề gia ra sao?
Tổ chức và đặt đúng mối tương quan đối xử, đãi ngộ, thông tình đạt lý giữa những phần tử trong gia đình với nhau để gia đình được ổn định hầu có thời giờ và đầu óc tực hiện ý tưởng của mình đã vạch ra. Gia định theo nghĩa hiện đại gồm 3 thế hệ: Ông bà, vợ chồng, con cái. Có gia đình cũng sống chung với nhau cả năm đời. phải tổ chức sắp đặt sao cho những người liên hệ đó đừng làm trở ngại công việc của ta.
3. Quan niệm về tình nghĩa sư đệ ngày nay?
Nói chung tình nghĩa sư đệ hiện nay đã suy giảm rất nhiều, vì:
Ảnh hưởng của tư tưởng tự do dân chủ tiến bộ.
Ảnh hưởng của các vấn đề tiến bộ xã hội như chiến tranh, sự tiến bộ của kỹ thuật và khoa học, khiến cho con người muốn vượt ra ngoài khuôn sáo cũ, coi trọng trí tuệ, nhẹ niềm tin và giá trị tinh thần.
Hệ thống tổ chức nền giáo dục đã đổi mới, ông thầy ngày nay chỉ là một chuyên viên. Do đó, về đức độ, tuổi tác, kinh nghiệm sống chưa hẳn đã vượt trên người học mình. Một học sinh từ Tiểu học lên đến Đại học thường qua vài chục ông thầy. tình cảm sư đệ làm sao có thể sâu đậm được.
Ngày xưa, một thầy đồ có khi dạy học trò từ lúc còn để chỏm cho đến lúc thành ông Nghè, ông Cống giáo huấn cả về nếp sống, cách cư sử ở đời.
4. Muốn tình sư đệ được thiêng liêng thắm thiết, thầy trò phải đối xử nhau ra sao?
Tình sư đệ ngày nay có nồng độ cao hay thấp tùy theo tổ chức giáo dục, tùy theo tư cách cá nhân và cách cư xử giữa thầy trò.
Muốn tình cảm sư đệ thắm thiết, thầy và trò phải:
Trước hết thầy phải xứng đáng là thầy (có tác phong, tư cách, khả năng, có tinh thần phục vụ cao cả.)
Kế đến thầy phải thành thực, tận tâm dạy bảo, thương mến trò, coi trò như gan ruột, tay chân.
Đổi lại, trò phải trung thực, tôn kính, biết ơn và làm vinh danh thầy bằng cách thực nghiệm những điều đã thụ huấn.
B. Kiến thức Vovinam Việt Võ Đạo:
1. Môn phái Vovinam Việt Võ Đạo ra đời từ năm nào? Do ai sáng lập?
Môn phái Vovinam Việt Võ Đạo ra đời năm 1938 tại Hà Nội, do Võ sư Nguyễn Lộc sáng lập.
2. Hãy cho biết ngày sinh-nơi sinh, ngày mất-nơi mất của Cố Võ sư Sáng Tổ Môn phái?
Võ sư Nguyễn Lộc sinh ngày 24/5/1912 tại làng Hữu Bằng, huyện Thạch Thất, tỉnh Sơn Tây, Bắc Việt.
Võ sư Nguyễn Lộc mất ngày 29/4/1960 (Mồng bốn, tháng tư, năm Canh Tý) tại Sài Gòn, Di cốt hiện lưu giữ tại Tổ Đường  Môn phái, số 31 Sư Vạn Hạnh, Phường 3, Quận 10, TP HCM, Việt Nam.
3. Trước khi mất Võ sư Nguyễn Lộc giao quyền lãnh đạo và phát triển môn phái lại cho ai? Sơ lược về người kế nghiệp Võ sư Nguyễn Lộc?
Trước khi lâm chung, Cố Võ sư Sáng Tổ giao quyền lãnh đạo và phát triển Môn phái lại cho Võ sư Lê Sáng.
Võ sư Lê Sáng là Chưởng môn Môn phái Vovinam Việt Võ Đạo (1960 - 2010). Ông sinh năm 1920 tại Hà Nội, mất ngày 27/9/2010 (ngày hai mươi, tháng tám, năm Canh Dần) tại Quận 10, TP HCM, Việt Nam. Di cốt hiện lưu giữ tại Tổ Đường Môn phái, số 31 Sư Vạn Hạnh, Phường 3, Quận 10, TP HCM, Việt Nam.
Dưới sự lãnh đạo của Võ sư Chưởng môn Lê Sáng trong suốt 50 năm với không ít thăng trầm, từ một môn võ phục hồi hoạt động tại Sài Gòn sau 1964, VVN - VVĐ đã phát triển vượt bậc và mở rộng đến nhiều nơi trên thế giới, trở thành một môn phái được đông đảo bạn bè khắp năm châu hâm mộ, xây dựng trên một hệ thống triết lý võ đạo (Triết lý sống) mang tính nhân văn và thượng võ.
4. Hiện nay môn phái Vovinam Việt Võ Đạo do ai lãnh đạo?
Trước khi mất, Võ sư Lê Sáng giao quyền lãnh đạo và phát triển Môn phái lại cho một tập thể Môn đồ được Người lựa chọn, gọi là Hội Đồng Võ Sư Chưởng Quản Môn phái (Bao gồm 9 vị), mà người đứng đầu gọi là Chánh Chưởng Quản (Theo quyết định ngày 31/3/2010 của Võ sư Chưởng môn), là người lãnh đạo Môn phái Vovinam Việt Võ Đạo hiện nay.
 ____________________________________________________________
THI LÊN TRUNG ĐẲNG II CẤP 
A. Lý thuyết Việt Võ Đạo:
1. Giá trị hơn – thua – thành – bại trong cuộc sống có tuyệt đối không? Hãy giải thích và chứng minh?
Không. Sự hơn – thua – thành – bại trong cuộc sống chỉ có giá trị tương đối trong một khoảng không gian và thời gian hữu hạn nào đó mà thôi. Như chuyện hai võ sư giao đấu, sự hơn – thua – thành – bại được diễn ra trước sự nhận xét của khán giả, thế mà vẫn chưa phải là tuyệt đối. vì có võ sĩ vô địch nào lại không nếm hơn một lần thất bại trong cuộc đời võ sĩ của anh ta? Và có võ sĩ tấm thường nào chưa một lần thắng trong giao đấu.
2. Đức Dũng của môn sinh Vovinam được thể hiện bằng mấy đức tính? Hãy kể ra?
Bằng 4 đức tính: Tự chủ - Tự thắng - Cương trực - Tận tụy với nghĩa vụ.
3. Muốn có đức tự chủ phải rèn luyện ra sao?
Muốn có đức tự chủ, ta cần phải luôn luôn bình tỉnh trước mọi biến động của ngoại cảnh, luôn luôn khai triễn nội tâm, luyện ngũ quan cho thật bén nhạy và làm chủ sự bén nhạy đó. Sau hết, luyện thần khí cho được ung dung thanh thản, không cầu cạnh ước ao gì cả.
4. Làm thế nào để có đức tự thắng?
Kiên nhẫn nghe những điều chưa biết đến những điều đã biết, nghe cả những điều phải lẫn những điều trái để hiểu rõ nguyện vọng của người, để tập thói quen tôn trọng và nghĩ tới người.
Kiên nhẫn học hỏi ở người trong mọi trường hợp, liên tục trong đời sống. kiên nhẫn trong việc xử thế, là gặp trường hợp bị đối xử bất công, thô dụng, nhầm lẫn, chúng ta vẫn kềm chế được tính nóng nãy hiếu thắng, vẫn ung dung hòa nhã với tinh thần thông cảm hòa giải, không tức khí nóng quạo, “ Ăn miếng trả miếng”, tùy hứng.
Kiên nhẫn hành động sẽ giúp chúng ta vượt mọi khó khăn trở ngại, thắng phục những thất bại trên đường đời, nhất là khi mới vào đời, để đạt được thành công cuối cùng.
5. Chúng ta phải hiểu về đức cương trực ra sao?
Cương là cương quyết trong tinh thần, hòa nhã ngoài thái độ. Trực là ngay thẳng một cách tế nhị, chứ không phải là tính cứng cỏi, thô lỗ của kẻ thất phu và sự ngay thẳng của một người điên khùng. Không có sự cương quyết nào vững chắc bằng sự cương quyết trong tinh thần. khi tinh thần đã nhất quyết rồi thì thái độ phải tỏ ra ôn hòa, nhu nhã. Chính thái độ nhu nhã đó đã nói lên sự quyết tâm đến cùng tột. Người cương quyết phải là người có ý thức vững chắc rằng mình nên nghĩ gì, phải làm gì và khi đã quyết đoán, là quyết tâm theo đuổi chí hướng của mình đến cùng.
Ngay thẳng là một đức tính được mọi người cảm mến, nhưng không cùng nghĩa với chất phát: “Thẳng ruột ngựa”, “có sao nói vậy”. Ngay thẳng chất phác sẽ làm mọi người phiền lòng phật ý, và khiến mình luôn luôn bị thua thiệt, thất bại. Phải ngay thẳng một cách linh động khéo léo, không bao giờ được phép dối trá nhưng cũng không thật thà lố bịch, nói hết những điều không đáng nói, gây xáo trộn, thất vọng cho người. Đó là ngay thẳng một cách tế nhị.
6. Thế nào là tận tụy với nghĩa vụ? Tận tụy đến mức độ nào?
Tận tụy với nghĩa vụ là phải hết lòng gắng sức, tận dụng mọi khả năng của mình thực hiện nghĩa vụ bằng được, dầu có hy sinh tánh mạng, song phải hy sinh đúng chỗ đúng lúc, trong phạm vi trách nhiệm của mình. Nếu ngoài phạm vi trách nhiệm của mình mà cứ nhắm mắt hy sinh thì chỉ là người bất trí, thiếu sáng suốt, không thông tình đạt lý, không quán triệt công nghĩa với tư ân, tư lợi.
Ví dụ: Khi được người hiểu rõ khả năng của ta, tín cẩn trọng dụng ta, thì ta phải hết lòng tận tụy với công việc mà người đó giao phó. Còn nếu đấy chỉ là âm mưu mua chuộc, trí trá bất minh để giành tư lợi thì ta không thể tận tụy hy sinh mù quáng được. (Có thể kể chuyện: Dự Nhượng là gia thần của nhà Phạm Thị, khi nhà Phạm Thị bị nhà Trí Thị tiêu diệt, Dự Nhượng theo phò chủ mới. Nhưng khi Trí Bá (chủ sau) bị Triệu Vô Tuất giết thì Dự Nhượng quyết hy sinh báo thù cho chủ).
B. Kiến thức Vovinam Việt Võ Đạo:
1. Môn phái Vovinam Việt Võ Đạo ra đời từ năm nào? Do ai sáng lập?
Môn phái Vovinam Việt Võ Đạo ra đời năm 1938 tại Hà Nội, do Võ sư Nguyễn Lộc sáng lập.
2. Hãy cho biết ngày sinh-nơi sinh, ngày mất-nơi mất của Cố Võ sư Sáng Tổ Môn phái?
Võ sư Nguyễn Lộc sinh ngày 24/5/1912 tại làng Hữu Bằng, huyện Thạch Thất, tỉnh Sơn Tây, Bắc Việt.
Võ sư Nguyễn Lộc mất ngày 29/4/1960 (Mồng bốn, tháng tư, năm Canh Tý) tại Sài Gòn, Di cốt hiện lưu giữ tại Tổ Đường  Môn phái, số 31 Sư Vạn Hạnh, Phường 3, Quận 10, TP HCM, Việt Nam.
3. Trước khi mất Võ sư Nguyễn Lộc giao quyền lãnh đạo và phát triển môn phái lại cho ai? Sơ lược về người kế nghiệp Võ sư Nguyễn Lộc?
Trước khi lâm chung, Cố Võ sư Sáng Tổ giao quyền lãnh đạo và phát triển Môn phái lại cho Võ sư Lê Sáng.
Võ sư Lê Sáng là Chưởng môn Môn phái Vovinam Việt Võ Đạo (1960 - 2010). Ông sinh năm 1920 tại Hà Nội, mất ngày 27/9/2010 (ngày hai mươi, tháng tám, năm Canh Dần) tại Quận 10, TP HCM, Việt Nam. Di cốt hiện lưu giữ tại Tổ Đường Môn phái, số 31 Sư Vạn Hạnh, Phường 3, Quận 10, TP HCM, Việt Nam.
Dưới sự lãnh đạo của Võ sư Chưởng môn Lê Sáng trong suốt 50 năm với không ít thăng trầm, từ một môn võ phục hồi hoạt động tại Sài Gòn sau 1964, VVN - VVĐ đã phát triển vượt bậc và mở rộng đến nhiều nơi trên thế giới, trở thành một môn phái được đông đảo bạn bè khắp năm châu hâm mộ, xây dựng trên một hệ thống triết lý võ đạo (Triết lý sống) mang tính nhân văn và thượng võ.
4. Hiện nay môn phái Vovinam Việt Võ Đạo do ai lãnh đạo?
Trước khi mất, Võ sư Lê Sáng giao quyền lãnh đạo và phát triển Môn phái lại cho một tập thể Môn đồ được Người lựa chọn, gọi là Hội Đồng Võ Sư Chưởng Quản Môn phái (Bao gồm 9 vị), mà người đứng đầu gọi là Chánh Chưởng Quản (Theo quyết định ngày 31/3/2010 của Võ sư Chưởng môn), là người lãnh đạo Môn phái Vovinam Việt Võ Đạo hiện nay.
THI LÊN TRUNG ĐẲNG III CẤP 
A. Lý thuyết Việt Võ Đạo:
1. Nhân sinh quan của Việt Võ Đạo có mấy nhận định căn bản? Đó là những nhận định nào?
Có 4 nhận định căn bản, đó là:
Nhận định về sự sống.
Nhận định về đích sống.
Nhận định về tương quan giữa cá nhân và tập thể.
Nhận định về đạo đức.
2. Nhận định về sự sống của Việt Võ Đạo ra sao?
Nhận định về sự sống của Việt Võ Đạo là: Trong thế gian này, không có một sự vật nào cô đơn lập tính tuyệt đối, vì chúng là những phần tử trong dòng miên sinh vô tận mà thôi. Về võ đạo và võ thuật cũng vậy: Không có một danh thủ nào trong nghề võ có thể đứng một mình, không có một môn phái nào có thể đứng đơn lập mà phát triển. do vậy, Việt Võ Đạo chủ trương dung hợp các võ phái, cũng như các phần tử trong đại khối nhân loại để cùng thường dịch, miên sinh.
3. Nhận định về đích sống của Việt Võ Đạo ra sao?
Nhận định về đích sống của Việt Võ Đạo là: Chỉ có những con người không có đích sống, chứ không có đích sống nào không có sự sống. vì đích sống tự nó đã có một giá trị. Chỉ có đích sống đúng hay sai, cao hay thấp mà thôi.
4. Nhận định về tương quan giữa cá nhân với tập thể ra sao?
Giữa cá nhân và tập thể đều có tương quan trách nhiệm. tập thể vun trồng cho tài năng cá nhân nẩy nở, nhưng cá nhân phải hòa đồng với tập thể mới mong thành công.
5. Đạo sống của Việt Võ Đạo có mấy phần vụ?
Đạo sống của Việt Võ Đạo có 3 phần vụ: Sống – Giúp người khác sống – Sống cho người khác.
Về phần vụ “Sống”: Phải sống cho đầy đủ để trở thành những con người toàn diện, những con người sống thực, làm sao cho mỗi ngày có ý thức hơn và bớt lầm lỗi hơn.
Về phần vụ “Giúp người khác sống”: Nguyện vọng con người nói chung thường giống nhau, nên những gì mình không muốn, đừng bắt người khác phải theo. Nếu có thể, hãy giúp đỡ người.
Về phần vụ “Sống cho người khác”: Trong một số trường hợp chúng ta cần phải biết hy sinh một số quyền lợi tinh thần và vật chất bản thân để thực hiện.
B. Kiến thức Vovinam Việt Võ Đạo:
1. Môn phái Vovinam Việt Võ Đạo ra đời từ năm nào? Do ai sáng lập?
Môn phái Vovinam Việt Võ Đạo ra đời năm 1938 tại Hà Nội, do Võ sư Nguyễn Lộc sáng lập.
2. Hãy cho biết ngày sinh-nơi sinh, ngày mất-nơi mất của Cố Võ sư Sáng Tổ Môn phái?
Võ sư Nguyễn Lộc sinh ngày 24/5/1912 tại làng Hữu Bằng, huyện Thạch Thất, tỉnh Sơn Tây, Bắc Việt.
Võ sư Nguyễn Lộc mất ngày 29/4/1960 (Mồng bốn, tháng tư, năm Canh Tý) tại Sài Gòn, Di cốt hiện lưu giữ tại Tổ Đường  Môn phái, số 31 Sư Vạn Hạnh, Phường 3, Quận 10, TP HCM, Việt Nam.
3. Trước khi mất Võ sư Nguyễn Lộc giao quyền lãnh đạo và phát triển môn phái lại cho ai? Sơ lược về người kế nghiệp Võ sư Nguyễn Lộc?
Trước khi lâm chung, Cố Võ sư Sáng Tổ giao quyền lãnh đạo và phát triển Môn phái lại cho Võ sư Lê Sáng.
Võ sư Lê Sáng là Chưởng môn Môn phái Vovinam Việt Võ Đạo (1960 - 2010). Ông sinh năm 1920 tại Hà Nội, mất ngày 27/9/2010 (ngày hai mươi, tháng tám, năm Canh Dần) tại Quận 10, TP HCM, Việt Nam. Di cốt hiện lưu giữ tại Tổ Đường Môn phái, số 31 Sư Vạn Hạnh, Phường 3, Quận 10, TP HCM, Việt Nam.
Dưới sự lãnh đạo của Võ sư Chưởng môn Lê Sáng trong suốt 50 năm với không ít thăng trầm, từ một môn võ phục hồi hoạt động tại Sài Gòn sau 1964, VVN - VVĐ đã phát triển vượt bậc và mở rộng đến nhiều nơi trên thế giới, trở thành một môn phái được đông đảo bạn bè khắp năm châu hâm mộ, xây dựng trên một hệ thống triết lý võ đạo (Triết lý sống) mang tính nhân văn và thượng võ.
4. Hiện nay môn phái Vovinam Việt Võ Đạo do ai lãnh đạo?
Trước khi mất, Võ sư Lê Sáng giao quyền lãnh đạo và phát triển Môn phái lại cho một tập thể Môn đồ được Người lựa chọn, gọi là Hội Đồng Võ Sư Chưởng Quản Môn phái (Bao gồm 9 vị), mà người đứng đầu gọi là Chánh Chưởng Quản (Theo quyết định ngày 31/3/2010 của Võ sư Chưởng môn), là người lãnh đạo Môn phái Vovinam Việt Võ Đạo hiện nay.

võ đạo mới thi LAM ĐAI III CẤP

Trình đỘ lam đai II cẤp Thi THĂNG Lam đai III cẤp

1. Hãy nêu ý nghĩa đại cương điều tâm niệm thứ sáu?
Ðiều thứ sáu nói về ý hướng học tập và đời sống tinh thần của Việt võ đạo sinh, đó là phải chuyên cần học tập (võ thuật, võ đạo, văn hóa, nghề nghiệp..) rèn luyện tinh thần và trao dồi đạo hạnh.
2. Muốn thực hiện chuyên cần, học tập Việt võ đạo sinh phải làm gì?
Muốn thực hiện chuyên cần học tập, Việt võ đạo sinh phải:
a) Học cho rộng ( võ thuật, võ đạo, văn hóa, nghề gnhiệp, lý thuyết, thực hành...).
b) Hỏi cho kỹ ( cầu thị, không hiểu thì hỏi, không tự ái, chán nản).
c) Nghĩ cẩn thận ( nghiền ngẩm những điều đã học và làm).
d) Luận cho sáng ( so sánh, phân tích, tổng hợp, biện luận và phản luận).
e) Luôn gắng sức ( dùng sức nhiều hơn bình thường để làm một việc gì).
3. Muốn rèn luyện tinh thần, Việt võ đạo sinh phải làm gì?
Muốn rèn luyện tinh thần, Việt võ đạo sinh phải:
Sống khỏe: Thân thể khỏe mạnh, tư tưởng trong sáng.
Ðức độ: Luôn luôn bao dung, điều hoà khắc chế bản thân và tha nhân (người khác) để cùng tiến bộ.
Cương trực:  Cương quyết và thẳng thắn.
Trầm tỉnh:  Ðiềm đạm bình tỉnh để tránh những trường hợp xốc nổi, nóng vội.
Tháo vát: Lanh lợi quyền biến để có thể ứng phó được với mọi hoàn cảnh, mọi trường hợp bất ngờ .
4. Hãy nêu lên ý nghĩa và giải thích điều đại cương thứ bảy?
Ðiều thứ bảy nói về tâm nguyện sống của Việt võ đạo sinh.  Ðó là sống trong sạch, giản dị trung thực và cao thượng.
5. Bạn hiểu nếp sống giản dị của Việt võ đạo sinh như thế nào?
Sống giản dị là không đua đòi, sống phù hợp với hoàn cảnh kinh tế của bản thân và xã hội.  Có điều kiện thì hưởng những tiện nghi tốt đẹp, không có điều kiện thì không đòi hỏi, hạch sách gây phiền toái khó chịu cho mọi người.
6. Hãy nêu lên ý nghĩa và giải thích điều tâm niệm số tám?
Ðiều thứ tám nói về ý chí của Việt võ đạo sinh phải rèn luyện cho bản thân một ý chí đanh thép, bằng cách luôn luôn đương đầu với mọi thử thách gian nguy và nỗ lực tự thân cầu tiến.
7. Muốn kiện toàn ý chí đanh thép Việt võ đạo sinh phải làm như thế nào?
Muốn kiện toàn ý chí đanh thép Việt võ đạo sinh phải:
Nghiêu cứu kỹ lưỡng, cân nhắc các sự kiện đã thu lượm trước khi quyết định.
Thực hiện cho bằng được quyết định của mình với tất cả năng lực nhiệt tình và cương quyết khi bắt tay vào việc.
8. Hãy nêu lên ý nghĩa và giải thích đại cương điều tâm niệm thứ chín?
Ðiều thứ chín nói về nếp suy cảm, nghị lực và tính thực thế của VVÐS, đó là phải sáng suốt khi nhận định, bền gan khi tranh đấu và tháo vát khi hành động.
9. Tại sao cần phải sáng suốt nhận định?
Việt võ đạo sinh cần sáng suốt nhận định để phân biệt phải trái, đúng sai, tình lý, bề mặt, bề trái, các khúc mắc của sự việc, ngõ hầu sử sự cho hợp thời, đúng lúc.
10. Thế nào là bền gan tranh đấu?
Bền gan tranh đấu là có một ý chí và nghị lực sung mãn, thất bại không nản lòng, không chịu khuất phục trước sức mạnh, giải quyết các khó khăn một cách bền bỉ dẻo dai.
11. Thế nào là tháo vát hành động?
Hành động tháo vát là hành động chủ động, thông minh, sáng tạo, thích ứng với mọi hoàn cảnh, hợp tình, hợp lý với mọi trường hợp.
12. Hãy nêu ý nghĩa và giải thích đại cương điều thứ mười?
Ðiều thứ mười nói về đức sống và tinh thần cầu tiến của Việt võ đạo sinh.  Ðối với bản thân, Việt võ đạo sinh phải tự tín, tự thắng, luôn luôn tự kiểm để tiến bộ.  Ðối với người phải khiêm cung, độ lượng.
13. Thế nào là tự tín, tự thắng, khiêm cung, độ lượng?
Tự tín:  Tin ở năng lực, phẩm chất đạo đức và ý chí của bản thân biết phát huy cái tốt đẹp của bản thân để tiến bộ.
Tự thắng:  thắng được mình, tự sửa chửa những thói hư, tật xấu những vị kỷ yếu đuối của bản thân.
Khiêm cung:  Khiêm nhường và cung kính với người trên hay người cao tuổi hơn mình.
Ðộ lượng:  Rộng lượng với người dưới hay người nhỏ tuổi hơn mình.
14. VVÐS nhìn lại bước đã qua với thái độ như thế nào?
VVÐS nhìn lại bước đã qua bằng thái độ luôn luôn tự kiểm những ưu khuyết điểm hầu rút ra các bài học kinh nghiệm để tiến bộ chứ không phải nhìn lại những bước đã qua bằng đôi mắt kiêu ngạo, tự đắc, tự mản trước thành công hoặc than van trách móc trước thất bại đổ vỡ.

võ đạo mới thi LAM ĐAI II CẤP

TRÌNH ÐỘ: LAM ÐAI I CẤP THI THĂNG LAM ÐAI II CẤP

1. Ý nghĩa các màu đai của Vovinam Việt võ đạo?
- Màu Xanh: Tượng trưng cho màu hy vọng và biển cả, với ý nghĩa, người võ sinh đang uôi hy vọng tiến sâu vào ngành võ thuât và tu dưỡng tinh thần võ đạo.
- Màu Vàng: Tượng trưng cho màu Vương đạo của Á Đông, với ý nghĩa người võ sinh đang nuôi hy vọng tiến sậu vào ngành võ thuât và tu dưỡng tinh thần võ đạo.
- Màu Đỏ: Tượng Trưng cho màu máu, màu của lửa sống hào hùng kiên quyết, với ý nghĩa võ thuật và tinh thần võ đạo đã ngấm vào máu huyết, đang lưu thông trong thân thể người môn sinh.
- Màu Trắng:tượng trưng cho màu xương, với ý nghĩa võ thuật và tinh thần võ đạo đã ngấm sâu ào xương tủy, biến căn cốt con người biểu trưng cho tinh hoa môn phái.
2. Hãy giải thích ý nghĩa phù hiệu và kỳ hiệu Việt Võ Ðạo?
a) Về màu sắc: Phù hiệu và kỳ hiệu Việt võ đạo có bốn màu:
Xanh: Trỏ âm tố, tượng trưng cho biển cả và hy vọng.
Ðỏ: Trỏ dương tố, tượng trưng cho lửa sống, sự đấu tranh hào hùng và kiên quyết.
Vàng: Màu vinh quang hiển hách.
Trắng: Màu của thanh khiết chân tịnh, cao cả và thâm viển tuyệt vời 
b) Về hình nét:
Phù hiệu: Nền vàng, nữa trên vuông, nhữa dưới hình tròn ghép lại tượng trưng cho nguyên lý Cương Nhu phối triển của Việt Võ Ðạo biểu thị cho sự toàn chân, toàn thiện.
Chung cho cả kỳ hiệu: Vòng tròn nhỏ xanh đỏ ở trong biểu thị cho âm và dương, vạch S màu trắng ở giữa bao hàm ý nghĩa tương thôi, tương giao, tương sinh và thường dịch trong vũ trụ. Vòng tròn lớn bao quanh vòng tròn nhỏ màu trắng biểu tượng cho đạo thể với sứ vụ phối hợp điều hoà, khắc chế, bao dung. Bản đồ màu vàng là hình thể bản đồ Việt Nam, biểu thị nguồn gốc xuất phát của môn phái Vovinam Việt võ đạo.
c) Kích thước kỳ hiệu:
Nền vàng, chiều ngang bằng 3/5 chiều dài.
Vòng âm, dương, đạo bằng 1/3 chiều ngang.
3. Hãy nêu ý nghĩa và giải thích đại cương điều tâm niệm thứ I của VVÐS?
Ðiều tâm niệm thứ nhất  nói về hoài bão và mục đích học võ của Việt võ đạo sinh, đó là đạt tới cao độ của nghệ thuật để phục vụ dân tộc và nhân loại.
4. Hãy nêu ý nghĩa và giải thích đại cương điều tâm niệm thứ hai?
Ðiều thứ hai nói về nghĩa vụ của Việt võ đạo sinh đối với môn phái và dân tộc, đó là trung kiên phát huy môn phái và xây dựng thế hệ thanh niên dấn thân hiến ích.
5. Muốn phát huy môn phái VVÐS phải làm gì?
Muốn phát huy môn phái, Việt võ đạo sinh cần phải:
a) Dày công khổ luyện để trở thành Võ sư, huấn luyện viên trực tiếp truyền bá võ thuật và võ đạo cho quần chúng.
b) Thực tập tinh thần Việt võ đạo trong đời sống hằng ngày, nghĩa là:
Trong gia đình là người cha từ, con hiếu, anh hiền, em thảo.
Với bạn bè: giữ tín nghĩa.
Với xã hội: là người công dân tốt.
6. Hãy nêu lên ý nghĩa và giải thích đại cương điều tâm niệm thứ ba?
Ðiều thứ ba nói về tình đoàn kết trong môn pháị  Muốn có đoàn kết Việt võ đạo sinh phải đồng tâm nhất trí, đối với người trên phải tôn kính, đối với đồng đạo phải thành thực thương mến nhau.
7. Tại sao tình đoàn kết được đề cập đến trước nhất trong một đoàn thể?
Tình đoàn kết được đề cập đến trước nhất trong một đoàn thể vì nó là một trong những yếu tố quan trọng để quyết định sự hùng mạnh hoặc tan rã của một đoàn thể.
8. Hãy nêu lên ý nghĩa và giải thích đại cương điều thứ tư?
Ðiều thứ tư nói về võ kỷ và danh dự võ sĩ, đó là tuyệt đối tôn trọng kỷ luật môn phái và luôn luôn nêu cao danh dự võ sĩ.
9. Kỷ luật Việt võ đạo là kỷ luật gì?
Kỷ luật Việt võ đạo là kỷ luật tự giác, nghĩa là tự mình hiểu và tôn trọng kỷ luật, trông gương người mà thực hiện.  Người trên muốn hướng dẫn người dưới điều gì thì người trên phải làm gương trước, tuy nhiên đã trông gương người trên, đã nhắc nhở rồi mà người dưới không tuân hành thì phải chịu hình thức kỷ luật hoặc đào thải,
10. Hãy nêu ý nghĩa và giải thích đại cương điều thứ năm?
Ðiều thứ năm nói về ý thức dụng võ của VVÐS, đó là luôn luôn tôn trọng các võ phái khác. VVÐS chỉ dùng võ để tự vệ và bênh vực lẽ phải.

võ đạo mới thi LAM ĐAI I CẤP

TRÌNH ÐỘ: LAM ÐAI THI THĂNG LAM ÐAI I CẤP.

1. Quan niệm thông thường của người tập võ ra sao? Việt võ đạo sinh tập võ để làm gì ?
Quan niệm thông thường của người tập võ là để tự vệ. Việt võ đạo sinh tập võ cho thân thể  khoẻ mạnh, trí tuệ minh mẫn, tâm hồn cao thượng để học tập, lao động, bảo vệ sự sống, đấu tranh cho lẽ phải và phục vụ Tổ quốc.
2. Quan niệm dụng võ của Việt võ đạo ra sao ?
Quan niệm dụng võ của Việt võ đạo có 4 điểm:
a/ Không thượng đài 
b/ Không gây lộn, không thử võ với mọi người.
c/ Ðể tự vệ 
d/ Ðấu tranh cho lẽ phải .
3. VVÐS được phép dụng võ trong các trường hợp nào ?
VVÐS chỉ dùng võ khi danh dự bị xúc phạm, quyền sống bị đe doạ và bênh vực lẽ phải.
4. Võ sinh và Môn sinh khác nhau như thế nào ?
Võ sinh là những người mới tập võ, chưa làm lễ nhập môn. Môn sinh là những người đã qua một thời gian rèn luyện võ thuật (6 tháng) đã làm lễ nhập môn, đang tiến dần đến con đường võ đạo.
5. Trong đại gia đình Việt võ đạo, các môn đồ đối xử nhau ra sao ?
Trong đại gia đình Việt võ đạo, các môn đồ phải thương yêu, kính trọng nhường nhịn và giúp đỡ lẫn nhau. Các môn đồ đoàn kết chặt chẽ nêu cao danh dự môn phái và phấn đấu tu dưỡng liên tục để trở thành con người toàn diện.
6. Việt võ Ðạo có mấy màu đai ? Ý nghĩa ra sau ?
Việt Võ Ðạo có 4 màu đai: Xanh, Vàng, Ðỏ, Trắng:
- Màu Xanh: Tượng trưng cho màu hy vọng và biển cả, với ý nghĩa, người võ sinh đang nuôi hy vọng tiến sâu vào ngành võ thuât và tu dưỡng tinh thần võ đạo.
- Màu Vàng: Tượng trưng cho màu Vương đạo của Á Đông, với ý nghĩa người võ sinh đang nuôi hy vọng tiến sậu vào ngành võ thuât và tu dưỡng tinh thần võ đạo.
- Màu Đỏ: Tượng Trưng cho màu máu, màu của lửa sống hào hùng kiên quyết, với ý nghĩa võ thuật và tinh thần võ đạo đã ngấm vào máu huyết, đang lưu thông trong thân thể người môn sinh.
- Màu Trắng:tượng trưng cho màu xương, với ý nghĩa võ thuật và tinh thần võ đạo đã ngấm sâu ào xương tủy, biến căn cốt con người biểu trưng cho tinh hoa môn phái.
7. Hãy trình bày hệ thống đẳng cấp hiện nay của Việt Võ Ðạo ?
a) Tự vệ Việt Võ Ðạo: đai màu thời gian luyện tập 3 tháng. Nhập môn Việt võ đạo: đai xanh dương đậm thời gian luyện tập 3 tháng.
b) Lam đai: Ðai xanh dương đậm có gạch vàng, ba cấp, mỗi cấp tập luyện 6 tháng.
c) Hoàng đai (huyền đai cũ) thi lên - Hoàng đai 1 cấp - 2 năm.
d) Hoàng đai 1 cấp thi lên - Hoàng đai 2 cấp - 2 năm.
e) Hoàng đai 2 cấp thi lên - Hoàng đai 3 cấp - 3 năm.
f) Hoàng đai 3 cấp thi lên - Chuẩn hồng đai - 4 năm.
g) Chuẩn Hồng đai thi lên hồng đai I cấp - 5 năm.
h) Hồng đai I cấp thi lên hồng đai 2 và các cấp kế tiếp - 6 năm trở lên.
k) Bạch đai: Ðai trắng có 4 chỉ tứ sắc xanh, đen, vàng, đỏ, có 1 cấp, thời gian luyện tập: Vô định. Ðây là đai cao nhất dành riêng cho võ sư chưởng môn môn phái.
8. Hãy cho biết danh tính, ngày sinh, nơi sinh, ngày qua đời, nơi qua đời của cố võ sư Sáng tổ môn phái Vovinam Việt võ vạo?
Cố võ sư Sáng tổ môn phái Vovinam Việt võ đạo tên là Nguyễn Lộc. Ông sinh ngày mồng 8 tháng tư năm Nhâm Tý (1912) tại làng Hữu Bằng, huyện Thạch Thất, tỉnh Sơn Tây (nay thuộc Hà Nội) và qua đời ngày mồng 4 tháng tư năm Canh Tý (1960) tại Sài Gòn (nay là T.P Hồ Chí Minh).
9. Cố võ sư Sáng Tổ hoàn thành cuộc nghiên cứu Vovinam năm nào Cuộc biểu diễn Vovinam đầu tiên được tổ chức tại đâu?
Cố võ sư Sáng tổ hoàn thành việc nghiên cứu Vovinam năm 1938 và cuộc biểu điễn Vovinam đầu tiên dược tổ chức tại nhà hát lớn Hà Nội vào mùa Thu năm 1939.
10. Lớp dạy Vovinam công khai đầu tiên được tổ chức tại đâu? năm nào?
Lớp dạy Vovinam công khai đầu tiên được khai giảng vào đầu mùa Xuân năm 1940 tại trường Sư Phạm (École Normal) đường Cửa Bắc Hà Nội.
11. Hãy cho biết danh tính võ sư Chưởng Môn thứ hai của môn phái Vovinam Việt võ đạo? Ông sinh năm nào ? Tại đâu ? qua đời ngày tháng năm nào? Tại đâu?
Võ sư Chưởng Môn Lê Sáng là Chưởng Môn thứ hai của môn phái Vovinam Việt Võ Ðạo. Ông sinh vào mùa Thu năm 1920 tại Hà Nội, mất năm 2010 (nhằm ngày 20 tháng 8 năm Canh Dần).
12. Hiện nay, Vovinam Việt Võ Ðạo đang phát triển như thế nào ?
Hiện nay Vovinam Việt Võ Ðạo đang phát triển mạnh trong nước và được truyền bá sang gần 40 quốc gia trên thế giới .




















Môn Phái Vovinam Việt Võ Đạo
Hội Đồng Võ Sư Chưởng Quản
Số: 01/HDVSCQ/QD


QUYẾT ĐỊNH

v/v. Thay đổi đai Đen, Ý nghĩa các màu đai và niên hạn tập luyện.

- Căn cứ Quyết Định của Võ Sư Chưởng Môn Lê Sáng v/v thành lập Hội Đồng Võ sư Chưởng Quản Môn Phái ngày 31-3-2010.
- Căn cứ tình hình phát triển Vovinam Việt Võ Đạo hiện nay.
- Căn cứ Biên Bản thống nhất trong buổi họp HDVSCQ ngày 23-07-2011.
HỘI ĐỒNG VÕ SƯ CHƯỞNG QUẢN MÔN PHÁI VOVINAM VIỆT VÕ ĐẠO

Quyết Định
Điều I: Nay, thay thế đai Đen (huyền đai) bằng đai Vàng trơn (Hoàng đai không vạch) và niên hạn tập luyện được điều chỉnh ở điều III của Quyết định nầy.

Điều II: Về ý nghĩa các màu đai được hiểu như sau:

- Màu Xanh: Tượng trưng cho màu hy vọng và biển cả, với ý nghĩa, người võ sinh đang nuôi hy vọng tiến sâu vào ngành võ thuât và tu dưỡng tinh thần võ đạo.
- Màu Vàng: Tượng trưng cho màu Vương đạo của Á Đông, với ý nghĩa người võ sinh đang nuôi hy vọng tiến sậu vào ngành võ thuât và tu dưỡng tinh thần võ đạo.
- Màu Đỏ: Tượng Trưng cho màu máu, màu của lửa sống hào hùng kiên quyết, với ý nghĩa võ thuật và tinh thần võ đạo đã ngấm vào máu huyết, đang lưu thông trong thân thể người môn sinh.
- Màu Trắng:tượng trưng cho màu xương, với ý nghĩa võ thuật và tinh thần võ đạo đã ngấm sâu ào xương tủy, biến căn cốt con người biểu trưng cho tinh hoa môn phái.

Điều III: Vế niên hạn tập luyện, từ cấp Hoàng đai (huyến đai cũ) trở lên được điều chỉnh lại như sau:

Hoàng đai (huyền đai cũ) thi lên - Hoàng đai 1 cấp - 2 năm
Hoàng đai 1 cấp thi lên - Hoàng đai 2 cấp - 2 năm
Hoàng đai 2 cấp thi lên - Hoàng đai 3 cấp - 3 năm
Hoàng đai 3 cấp thi lên - Chuẩn hồng đai - 4 năm
Chuẩn Hồng đai thi lên hồng đai I cấp - 5 năm
Hồng đai I cấp thi lên hồng đai 2 và các cấp kế tiếp - 6 năm trở lên.

Điều IV. Ông chánh vụ văn phòng và các tổ chức Vovinam Việt Võ Đạo trong và ngoài nước có trách nhiệm thực hiện Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2012.

Việt Nam ngày 1 tháng 10 năm 2011
T.M HỘI ĐỒNG VÕ SƯ CHƯỞNG QUẢN
Chánh Chưởng Quản

(Đã Ấn Ký) 
Võ sư Nguyễn Văn Chiếu 


Nơi nhận:
- Hội đồng Võ sư Chưởng Quản
- Hội Đồng võ sư Tương Trợ Hải Ngoại
- Liên Đoàn Vovinam Thế Giới.
- Liên Đoàn Vovinam Việt Nam " để thông báo và phối hợp thực hiện"
- Các tổ chức Vovinam trong và ngoài nước; "để thực hiện"
- Hs/lưu VP.