Thứ Hai, 7 tháng 11, 2011

võ đạo thi chuẩn cao đẳng


KIẾN THỨC VIỆT VÕ ĐẠO
Thi Lên Chuẩn Cao Đẳng


Ý THỨC HỆ VIỆT VÕ ĐẠO:
Hỏi: Tại sao Việt Võ Đạo chủ xướng Tam Nguyên Luận? Hãy giải thích và chứng minh?
Đáp: Việt Võ Đạo chủ xướng Tam Nguyên Luận vì 2 lý do:
Tam Nguyên Luận hợp với truyền thống tư tưởng của triết học Đông Phương hơn cả-Thái Cực Đồ của Trung Hoa: Âm, Dương, Đạo-Ấn Độ: Brahma: Chủ Tế, Vishmu (Vichmou), Bảo Sinh Thần, Shiva (Civa): Hoại Sinh Thần. Tam Nguyên Luận hòa điệu được các chiều hướng tư tưởng, triết học, trong lúc nhất nguyên luận chỉ có biết một, nhị nguyên luận chỉ biết có hai.
Nhất Nguyên Luận: (Monisme): Chủ trương bản thể của vũ trụ chỉ có một nguyênlý duy nhất, một là duy tâm, hai là duy vật.
Nhị Nguyên Luận (dualisme): Chủ trương bản thể của vũ trụ tách rời làm hai: tâm và vật, chủ quan và khách quan, phải và quấy, lành và dữ, tốt và xấu, tĩnh và động...
Tam Nguyên Luận (théorie ternaire): quan niệm rằng Tâm và Vật, phải và quấy, tốt và xấu, động và tỉnh .. chỉ là hai trạng thái của một sự vật, để khắc chế, điều hòa, bao cung, còn một thể thứ ba nữa.
Ví dụ: Trong gia đình, đàn ông và đàn bà thuộc hai trạng thái khác nhau, tình vợ chồng là đạo thể gắn bó, phối hợp, đều hòa, khắc chế, bao dung.
HỎI 2: Tại sao định lý đầu tiên của ý thức hệ Việt Võ Đạo là định lý Tam Nguyên ? Hãy giải thích và dẫn chứng.
ĐÁP: Sở dĩ ý thức hệ Việt Võ Đạo đề cập tới định lý tam nguyên đầu tiên, vì vấn đề duy tâm luận hay duy vật luận từ xưa đến nay là vấn đề quan trọng hàng đầu của triết học.Tuy nhiên, ý thức hệ Việt Võ Đạo không nhất thiết chủ trương duy tâm hay duy vật một chiều mà chỉ tổng hợp những ý thức hợp lý nhất.
1.Công nhận Nguyên Lý Tiên Nguyên: là công nhận mỗi sự, mỗi vật đều có cội nguồn, trực cảm từ các chủ thể hữu hình trong mọi cuộc sống, dù lớn dù nhỏ, Việt Võ Đạo liên tưởng đến một chủ thể siêu hình, bao trùm chi phối tất cả.
2.Công nhận Nguyên Lý Vi Nguyên: là công nhận những nguyên tố nhỏ bé nhất đã tạo ra cuộc sống, như nguyên tử tế bào...
3.Công nhận Nguyên Lý Quán Nguyên: là công nhận những hợp chất của sự vật đã tạo ra sự sống, như nước ròng là công thức quán nguyên của thể H2O. 
HỎI 3: Công nhận nguyên lý tiên nguyên, ý thức hệ Việt võ Đạo có phải là một ý thức hệ duy tâm không? Hãy giải thích và dẫn chứng.
ĐÁP: Không phải thế, nguyên lý tiên nguyên công nhận có chủ thể siêu hình, nhưng qua sự liên tưởng của các chủ thể hữu hình. Hơn nữa, nguyên lý tiên nguyên nằm trong định lý tam nguyên, mà định lý sau nhắm vào việc giải thích sự cấu tạo của vạn vật.
Phái duy tâm trọng về tinh thần. Phái duy vật trọng về vật chất. Sự thật, tinh thần và vật chất cùng có giá trị như nhau và phải dựa vào nhau để tồn tại.
HỎI 4: Định lý Tam Nguyên và Định lý Tam Tạo có những tương quan nào ? Hãy so sánh và phân tích những đồng điểm và dị điểm.
ĐÁP: Định Lý Tam Nguyên và Định Lý Tam Tạo có những tương quan mật thiết bổ túc cho nhau, vì: Định lý Tam Nguyên giải thích về Nguyên Lý (nguồn gốc) của sự vật, còn định lý Tam Tạo giải thích về sự cấu tạo.Định lý Tam Nguyên giải thích về mặt tĩnh (bên Ngoài), định lý Tam Tạo giải thích về mặt động (bên trong) Định lý Tam Nguyên giải thích về sự sinh của sự vật, định lý tam tạo giải thích về mặt sự thành. Đồng điểm của 2 định lý trên, là nguyên lý Tiên Nguyên tương tự như ĐạoThể. Dị điểm là 2 nguyên lý Vi Nguyên và Quán Nguyên hoàn toàn khác hẳn 2 tố Âm, Dương.
HỎI 5: Định lý Tam Tạo có thể áp dụng vào thực tế được không ? Hãy chứng minh bằng những thí dụ.
ĐÁP: Định lý Tam tạo rất thích hợp với thực tế, nên lúc nào cũng có thể áp dụng với thực tế.
Ví dụ: Một quốc gia có hai mâu thuẩn nội tại, khối thứ ba nhất định sẽ đóng vai tuồng hòa giải hay khắc chế cả hai. Hai khối trên là Âm tố hay Dương tố. Khối thứ ba là Đạo thể.
Một thí dụ khác: Tình cảm gia đình là Đạo thể, những phần tử trong gia đình thuộc 2 tố Âm, Dương. Tình gia đình càng sâu, những mâu thuẩn nội tại trong gia đình càng giảm.
HỎI 6: Tương quan của định lý thường dịch và định lý miên sinh ra sao ? Hãy phân tích những đồng điểm, dị điểm và điểm liên quan.
ĐÁP: Tương quan của định lý thường dịch và định lý miên sinh là: 
Đồng điểm: Cả hai cùng chú trọng tới tính động của sự vật.
Dị điểm: định lý Thường Dịch giải thích về tính Động nhất thời, định lý Miên sinh giải thích về tính Động vĩnh cữu.
Điểm liên quan: Thường dịch là trạng thái (bên ngoài), miên sinh là thực chất (bên trong)
Ví dụ: Hạt giống gieo xuống đất, nhựa đất, thời tiết, sức người vun trồng thành cây, cây cho qủa, quả lại cho hạt giống mà tạo nên giòng miên sinh. Nhưng từ hạt giống thành cây, từ cây cho quả, từ qủa cho hạt giống, đó là sự chuyển hóa, sự chuyển hóa không ngừng là thường dịch.
HỎI 7: Định lý thường dịch áp dụng vào sự nhận xét của những tinh vật ra sao? Hãy đơn cử ví dụ và giải thích .
ĐÁP: Một trái núi, thường được những người bình thường coi là tĩnh vật, nhưng nó luôn luôn thay dổi, biến chuyển,. Nhưng vì đổi thay quá chậm, nên mắt người thường không kịp nhận thấy. ví dụ: Nước mưa, cát buị soi mòn, những cơn gió mang tới những chất làm băng hoại, động đất làm chuyển dịch hay mất đi...
HỎI 8: Luậät Cương Nhu Phối Triển của VOVINAM phù hợp với định lý nào trong ý thức hệ Việt Võ Đạo? Hãy dẫn chứng.
ĐÁP: Luật Cương Nhu phối triển phù hợp với tất cả các định lý trong ý thức hệ của Việt Võ Đạo, nhưng đặc biệt nhất là phản ảnh rõ rệt ý thức hệ của định lý tam tạo.
Cương : Dương tố
Nhu : Âm tố
Phối triển : Đạo thể
HỎI 9: Lối nghiêm lễ của VOVINAM có phù hợp với định lý tam tạo trong ý thức hệ Việt võ Đạo và định luật Cương Nhu phối triển trong Việt Võ Học không ? Hãy dẫn chứng.
ĐÁP: Rất phù hợp vì:
- Bàn tay thép : Cương : Dương tố
- Trái tim từ ái : Nhu : Âm Tố
- Tinh thần võû đạo : Tính phối triển : Đạo thể
HỎI 10: Có thể tóm tắt vũ trụ quan, nhân sinh quan của Việt Võ Đạo trong một vài từ ngữ được không ? Hãy dẫn chứng.
ĐÁP: Có thể được.
Về vũ trụ quan, đặc tính của đạo thể là DUNG, tất cả những định lý Tam Nguyên, Tam Tạo, Thường Dịch, Miên Sinh đều có đặc tính DUNG.
Về nhân sinh quan, đăc tính DUNG được thể hiện cả trong bốn nhận định về sự sống, đích sống, tương quan giữa cá nhân với tập thể, đạo sống.
Nhưng dung không chưa đủ, mà cần Phải DỊCH, tức là luôn luôn biến đổi, thích ứng với mọi điều kiện, mọi trường hợp. Tóm lại, có thể tóm tắt vũ trụ quan và nhân sinh quan Việt Võ Đạo trong hai tiếng DUNG và DỊCH.

ĐẶC TÍNH VĂN HÓA TRONG VÕ HỌC VIỆT NAM

HỎI 11: Văn hoá là gì ? Có mấy định nghĩa chính ?
ĐÁP: Có 2 định nghĩa chính về văn hóa:
Văn hóa là phần kết tinh của năng lực con Người, trong việc sáng tạo ra những điều mới lạ (VĂN) để biến đổi (HÓA) ngoại cảnh và đồng thời cả Tâm, Thân mình nữa. Văn hóa là một tổng hợp những kiến thức những công trình kiến tạo, những cơ cấu xã hội, tôn giáo... biểu thị cho một xã hội.
HỎI 12; Vỏ học theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp được hiểu ra sao ?
ĐÁP: - Nếu hiểu theo nghĩa rộng võ học là một ngành sinh hoạt xã hội, và sinh hoạt văn hóa.
Nếu hiểu theo nghĩa hẹp, võ học là một ngành học như mọi ngành học khác, tức tổng hợp những kiến thức và công trình kiến tạo, là văn hóa.
HỎI 13: Muốn khẳng định đặc tính văn hoá trong võ học, chúng ta phải tìm hiểu những vần đề gì ?
ĐÁP: Chúng ta phải tìm hiểu 3 vấn đề:
Vai tuồng võ học trong sinh hoạt văn hóa.
Các thời kỳ võ học
Võ học Việt Nam hiện nay.
HỎI 14: Vai tuồng võ học hiễu theo nghĩa dùng sức mạnh để chế phục ra sao ? 
ĐÁP: Nếu hiểu theo nghĩa rộng dùng sức mạnh để chế phục, võ học có hai đối tượng là thiên nhiên và con người, và có 2 loại sức mạnh phải vận dụng là sức mạnh vật chất và sức mạnh tinh thần.
HỎI 15: Vai tuồng của võ học nếu hiểu theo nghĩa Kỹ thật dùng sức mạnh để chế phục ra sao ?
ĐÁP: Nếu hiểu theo nghĩa Kỹ thuật dùng sức mạnh để chế phục, võ học có 3 phần vụ: Kỹ thuật dụng võ, quan niệm dụng võ và ý thức dụng võ.
HỎI 16: Võ học Việt Nam có mấy đặc tính tổng quát ?
ĐÁP: Võ học Việt Nam có 3 đặc tính tổng quát:
Phản ảnh sinh hoạt thiên nhiên, như: thế nhảy của Nai, thế bay của Thủy Điểu.
Kết tinh thói quen dùng sức mạnh, từ đòn, thế, miếng, tổng hợp thành bài, từ dùng đá mài nhọn thành giáo, gươm...
Khả năng sáng tạo và paht minh những đòn thề, miếng mới, lấy đốitượng nghiên cứu từ những mônvõ du nhập như: Thiếu Lâm, võ Đang, võ Chiêm Thành, võ Lão Qua,võ Bồn Man, võ Chân Lạp (Cambodge), quyền Anh, quyền Pháp,. Nhu Thuật, Nhu Đạo, Karatedo, Tae Kwondo, Yoga...
HỎI 17: Võ học Việt Nam gồm mấy thời kỳ ? Hãy liệt kê.
ĐÁP: Võ học Việt Nam gồm 3 thời kỳ chính: Thời kỳ sơ khai, thời kỳ phát triển, và thời kỳ thăng hóa.
HỎI 18: Võ học Việt Nam trong thời kỳ sơ khai ra sao ?
ĐÁP: Trong thời kỳ sơ khai, võ học Việt Nam có những nét chính như sau: 
Về thời gian: đây là thời kỳ võ học dài nhất trong võ học sử, gồm 3,888 năm, từ thời kỳ lập quốc nguyên thủy ( trước Công Nguyên) tới hết nhà Tiền Lê (1009)
Về đặc tính: Phản ánh các kinh nghiệm và cảm hứng trong các nhu cầu đấu tranh để sinh tồn, nhất là với thiên nhiên; gió, bảo, sấm, sét, lửa, nước...
Ảnh hưởng tới các bộ môn nghệ thuật: 
Điêu khắc: Biểu diễn từng thế võ trên các hình người, vật và đồ vật.
Vũ: Xuất quân, khao quân, luyện quân...
Nhạc: trống trận, các điệu hò, hành quân, thúc quân, sáp chiến.
Họa: Người và vật dụng, vật luyện võ, diễn võ, dụng võ.
Văn Thơ: du nhập triết lý Nho, Đạo, Phật vào võ học.
HỎI 19: Vỏ học Việt Nam trong thời kỳ triển khai ra sao? 
ĐÁP: Trong thời kỳ triển khai, võ học Việt Nam vó những nét chính như sau:
Về thời gian: Dài 935 năm, từ thời nhà Lý 91010) đến hết thời Pháp - Nhật thuộc(1945).
Về đặc tính: du nhập, phối hợp, biến chế hầu hết các ngành võ học nổi tiếng trên thế giới như: Thiếu Lâm, Võ Đang, Sơn đông, QuyềnAanh, Quyền Pháp, Nhu Thuật, Nhu Đạo...
Về Thái dụng: võ dân tộc được phối hợp, kết tinh với võ du nhập thành VOVINAM.
HỎI 20: Võ học Việt Nam trong thời kỳ thăng hoá ra sao ?
Đáp: Trong thời kỳ thăng hóa, võ học Việt Nam có những nét chính. Về thời gian: từ 1946 đến nay.
Về đặc tính: Phát động được phong trào học võ Tự vệ (Vovinam nhập môn) trên toàn quốc. Hệ thống hóa thành môn phái. Hình thành và lập thành Việt Võ Đạo.
HỎI 21: Có mấy đặc tính văn hoá trong võ học Việt Nam hiện nay ?
ĐÁP: Có 2 đặc tính văn hóa trong võ học Việt Nam hiện nay:
Thấm nhuần dân tộc tính
Tiềm ẩn tổng hợp tính.
HỎI 22: Tại sao Võ học Việt Nam thầm nhần dân tộc tính ? Hãy giải thích.
ĐÁP: Võ học việt Nam thầm nhầu dân ộc tính vì có tinh thần tự cường và sáng kiến chế biến, nên không bị lệ thuộc hoàn toàn vào nhiều nguồn võ học du nhập như những quốc gia không có một nền võ học riêng trong các bộ môn; đô vật, kiếm, côn quyền.
HỎI 23: Tại sao Võ học Việt Nam tiềm ẩn tổng hợp tính. Hãy giải thích.
ĐÁP: Võ học Việt Nam tiềm ẩn tổng hợp tính, vì biết thâu thái những tinh hoa du nhập, nhưng bảo vệ và phát huy được những tinh hoa văn hóa truyền thống:
Về võ thuật: Học hỏi, chiêm nghiệm, thâu thái tinh hoa võ học nước ngoài, nhưng lược bỏ, chế biến, hóa giải thành những đòn thế,miếng thích hợp với tạng thể người Việt.
Về triết học: Tổng hợp được tinh hoa Nho, Đạo, Phật thành truyền thống tam giáo Việt Nam.
Về y lý: Hòa diệu thuốc Bắc (cơ thể học, châm cứu học) với thuốc Nam.
Về Binh pháp: Đưa võ học vào chiến tranh, lập ra binh pháp riêng, như binh pháp Lý Thường Kiệt, Trần Hưng đạo...

HỒN NƯỚC DỤC ANH - THƯ LUYỆN VÕ
TÌNH NHÀ KHUYÊN HÀO - KIỆT RÈN TÂM

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét